|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam có nên trợ cấp nhiên liệu trong tương lai?

20:00 | 05/06/2018
Chia sẻ
Với giá dầu liên tục biến động, trợ cấp nhiên liệu được coi là một chính sách quan trọng để giúp người dân tại những quốc gia Đông Nam Á trang trải chi phí sống đắt đỏ.

Trợ cấp nhiên liệu vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng tại Đông Nam Á, đặc biệt tại Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Mặc dù các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tăng trưởng nhanh chóng, nhưng hầu hết vẫn chưa đạt danh hiệu quốc gia có thu nhập cao. Với giá dầu liên tục biến động, trợ cấp nhiên liệu được coi là một chính sách quan trọng để giúp người dân tại những quốc gia này trang trải mức chi phí sống đắt đỏ.

viet nam co nen tro cap nhien lieu trong tuong lai
Ảnh: Oscar Siagian / AFP Photo

Nhu cầu dầu tại Đông Nam Á

Mặc dù, Đông Nam Á đã từng là trung tâm của dầu xuất khẩu, hầu hết các quốc gia sản xuất trong khu vực đã chuyển thành những nhà nhập khẩu, thay vì xuất khẩu. Sản xuất dầu dự báo giảm khoảng 30% vào năm 2040 vì lượng dự trữ tại các kho ngày càng giảm và thiếu việc phát hiện các mỏ dầu mới.

Mặc dù sản lượng dầu giảm, nhu cầu về dầu trong khu vực được dự báo tăng. Theo Triển vọng Năng lượng tại Đông Nam Á của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu trong khu vực dự kiến tăng từ 4,7 triệu thùng/ngày lên khoảng 6,6 triệu thùng/ngày vào năm 2040. Với nhu cầu năng lượng dự báo tăng trong khi sản xuất dầu trong khu vực giảm xuống, nhập khẩu dầu tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng gấp hai lần.

Nguyên nhân đằng sau sự gia tăng đối với nhu cầu dầu phần lớn là sự bùng nổ của ngành vận tải trong khu vực, đặc biệt là ngành ô tô. Với việc khu vực ngày càng trở nên giàu có, tỷ lệ sở hữu ô tô sẽ ghi nhận mức tăng đột biến trong những năm sắp tới. Năm ngoái, doanh số bán ô tô mới tổng hợp tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines tăng 5% lên gần 3,4 triệu đơn vị. Ngoài ra, lượng xe sở hữu trong khu vực cũng ước tính tăng hơn 40% vào năm 2040. Tuy nhiên, xe máy vẫn là phương tiện phổ biến nhất tại Đông Nam Á khi hình ảnh giao thông vượt trội là xe hai bánh.

viet nam co nen tro cap nhien lieu trong tuong lai
Nguồn: Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á 2017 - Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Tầm quan trọng của trợ cấp nhiên liệu

Vì khu vực vẫn kém hơn các quốc gia phát triển khác về mặt giao thông công cộng, việc sở hữu một chiếc ô tô là cần thiết, và vì vậy trợ cấp nhiên liệu trở nên rất quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của người dân sống tại những quốc gia có trợ cấp. Không có trợ cấp nhiên liệu, giá xăng tại các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ được xác định bằng thị trường dầu quốc tế, khiến người dân trở bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng đột biến của giá dầu

Thái Lan gần đây tuyên bố sẽ sử dụng quỹ dầu quốc gia để hỗ trợ người tiêu dùng khi giá dầu thế giới tăng. Theo bộ trưởng năng lượng Thái Lan, họ sẽ sử dụng tiền từ quỹ để trợ cấp 50% của bất kỳ sự gia tăng của giá bán lẻ.

Tại Việt Nam, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng để giảm biến động về giá xuất phát từ những thay đổi của giá dầu quốc tế.

Trợ cấp nhiên liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong khu vực, đến mức trở thành vấn đề các chính trị gia khai thác để đạt được thành công trong chính trị. Ví dụ, tại Malaysia, một trong những lý do chính lý giải tại sao Liên minh Hy vọng (Pakatan Harapan) được ủng hộ là lời hứa về việc giới thiệu lại chính sách trợ cấp nhiên liệu đã bị cựu Thủ tướng Najib Razak thu hồi.

Vấn đề của trợ cấp

Các chuyên gia phân tích thường chỉ trích trợ cấp nhiên liệu như một động lực khuyến khích người dân mua xe hơi hoặc tiêu thụ nhiên liệu không cần thiết. Bên cạnh đó, số tiền chi cho trợ cấp nhiên liệu có thể được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng khác. Ngoài ra, trợ cấp nhiên liệu cho thấy là một gánh nặng đối với các tài khoản tài chính quốc gia.

Gần đây, chính phủ các nước đang bắt đầu nhận ra việc cung cấp trợ cấp nhiên liệu có thể khiến nền kinh tế trở nên căng thẳng. Theo dữ liệu mới nhất của IEA, trợ cấp nhiên liệu hóa thạch ở Đông Nam Á tiêu tốn 17 tỷ US của khu vực. Vì chi phí trợ cấp lớn như vậy, các quốc gia như Malaysia, Thái Lan và Indonesia đã bắt đầu cải cách chính sách trợ cấp của họ vào năm 2014.

Chính phủ Indonesia đã bãi bỏ trợ cấp xăng trong năm 2015 và cố định trợ cấp trong năm 2016. Các cải cách đã tiết kiệm cho chính phủ khoảng 8 tỷ USD, sau đó được chuyển đến các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và xã hội. Tuy nhiên, với giá dầu tăng trở lại gần đây, chủ đề trợ cấp nhiên liệu đã quay trở lại.

Trợ cấp có thể khiến người dân hạnh phúc, nhưng lại không tốt cho môi trường. Và chính phủ cũng không muốn người dân phụ thuộc vào trợ cấp. Vì vậy, chính phủ các nước cần phải suy nghĩ lại vai trò của những khoản trợ cấp và tập trung chi tiêu vào chương trình hoặc cơ sở hạ tầng có thể mang lại lợi ích cho người dân.

Xem thêm

Lyly Cao