|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam chi 155 triệu USD nhập sữa và sản phẩm từ sữa trong 2 tháng

15:31 | 12/03/2019
Chia sẻ
Tính chung hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa đạt 155 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 1/2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa chỉ đạt 65 triệu USD, giảm 18,1% so với tháng 12/2018 và giảm 20,5% so với tháng 1/2018.

Tuy nhiên bước sang tháng 2/2019, kim ngạch nhập khẩu ngành hàng này đã vươn lên mạnh mẽ, đạt 90 triệu USD, tăng đến gần 65% so với tháng 2/2018 và góp phần nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa hai tháng đầu năm lên mức tăng trưởng 21%.

Xét về thị trường nhập khẩu, New Zealand vẫn là quốc gia cung cấp sữa nhiều nhất cho Việt Nam với kim ngạch 15,19 triệu USD trong tháng 1/2019. Tuy nhiên, nếu so sánh với tháng cuối năm 2018 thì tốc độ nhập khẩu sữa từ thị trường này lại giảm khá mạnh 36% và giảm 32,8% so với tháng 1/2018.

Singapore và Thái Lan là hai thị trường đứng thứ hai và thứ ba về cung cấp sữa và sản phẩm từ sữa cho Việt Nam, với kim ngạch lần lượt là 8,5 tiệu USD và 4,8 triệu USD, giảm 1,7% và 32% so với tháng 1/2018.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm tương đối mạnh ở ba thị trường lớn, song đối với thị trường thứ tư là Australia lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu 4,3 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa từ Australia, tăng 126% so với tháng 1/2018.

Hay nhập khẩu ngành hàng này từ Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng lần lượt 206% và 104%.

Nhìn chung, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các nước Đông Nam Á, chiếm gần 26% tỷ trọng. Trong tháng đầu tiên của năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều tăng trưởng số này chiếm 56,25%.

FAO: Giá sữa thế giới tăng 5,6% trong tháng 2FAO: Giá sữa thế giới tăng 5,6% trong tháng 2 Vinamilk được nghiên cứu đầu tư trang trại bò sữa tại Đà NẵngVinamilk được nghiên cứu đầu tư trang trại bò sữa tại Đà Nẵng Lâm Đồng phê duyệt đánh giá môi trường trang trại bò sữa của VinamilkLâm Đồng phê duyệt đánh giá môi trường trang trại bò sữa của Vinamilk

Duyên Duyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.