|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỹ sẵn sàng áp thuế đối với 7,5 tỉ USD hàng XK của EU, hải sản gặp rủi ro lớn

14:47 | 03/10/2019
Chia sẻ
Việc Mỹ sẵn sàng áp dụng mức thuế trả đũa đối với hàng hóa trị giá 7,5 tỉ USD từ Liên minh châu Âu (EU) có thể ảnh hưởng lớn tới cá hồi Scotland, cá ngừ và bạch tuộc Tây Ban Nha cùng một loạt các sản phẩm hải sản khác.
shutterstock_654096244-720x390

Việc Mỹ sẵn sàng áp thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá 7,5 tỉ USD của EU liệu có ảnh hưởng tới hải sản? Ảnh: Shutterstock

Một khi Mỹ sẵn sàng áp dụng mức thuế trả đũa đối với hàng xuất khẩu trị giá 7,5 tỉ USD từ EU do tranh chấp lâu dài liên quan đến các khoản trợ cấp khối liên minh cung cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus, cá hồi Scotland, cá ngừ và bạch tuộc Tây Ban Nha cùng một loạt các sản phẩm hải sản khác có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo BBC, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cho phép Mỹ áp đặt thuế quan. Mặc dù vẫn cần cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO  chính thức chấp nhận phán quyết, nhưng dự kiến sẽ không có sự thay đổi nào về quyết định này, BBC cho biết.

Điều đó nghĩa là Mỹ có thể đánh thuế nhiều loại hàng hóa của EU gồm cả hải sản. EU cho biết có thể trả đũa bằng cách áp thuế quan của riêng mình.

Tháng 4, Undercurrent News báo cáo rằng Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố danh sách gần 300 mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu có tổng trị giá hơn 11 tỉ USD. Tuy nhiên, WTO cho phép áp thuế với hàng hóa trị giá 7,5 tỉ USD.

Danh sách của USTR gồm một số sản phẩm được sử dụng trong ngành hàng không dân dụng, trong đó có cả sản phẩm của hãng máy bay Airbus. 

Danh sách cũng có một số sản phẩm châu Âu ưa chuộng của người tiêu dùng Mỹ như rượu vang, phô mai, sữa chua, dầu ô liu và áo len.

Scottish-salmon

Ảnh: Undercurrent News

Tuy nhiên, những sản phẩm này không phải là mặt hàng đáng quan tâm nhất đối với các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ mặc dù 98.605 tấn sản phẩm trị giá 779,6 triệu USD từ EU đã được xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2018, theo dữ liệu thương mại của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Đặc biệt, Tây Ban Nha có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi Mỹ đã mua 24.132 tấn hải sản trị giá 216,6 triệu USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo một nguồn dữ liệu NOAA, các quốc gia khác cũng có thể gặp khó khăn do việc Mỹ áp đặt thuế quan.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ EU vào năm 2018 gồm: cá hồi từ Anh (143 triệu USD), Đức (73 triệu USD), Hà Lan (44 triệu USD), Hy Lạp (29 triệu USD), Đan Mạch (15 triệu USD), Ba Lan (9 triệu USD) và Ireland (2 triệu USD).

Ngoài ra còn có sản phẩm bạch tuộc từ Tây Ban Nha (111 triệu USD), Bồ Đào Nha (5 triệu USD) và Italy (2 triệu USD); cá ngừ từ Tây Ban Nha (20 triệu USD); cá chẽm từ Hy Lạp (17 triệu USD); cá mòi từ Ba Lan (16 triệu USD); cá thân dẹt từ Hà Lan (12 triệu USD); và agar (một chất gelatin thu được từ các loại rong biển đỏ) từ Tây Ban Nha (10 triệu USD).

Động thái của USTR dựa trên Mục 301, là một phần của Đạo luật Thương mại năm 1974 cho phép cơ quan này đánh thuế hàng hóa của nước ngoài trong tranh chấp thương mại.

Tranh chấp giữa Mỹ và EU về trợ cấp máy bay bắt đầu từ năm 2004 khi EU phát hiện rằng hãng máy bay Boeing của Mỹ đã nhận được 19 tỉ USD tiền trợ cấp không công bằng từ chính phủ liên bang và tiểu bang trong giai đoạn 1989 - 2006.

Chính phủ Mỹ cũng đã đệ đơn kiến nghị về hãng máy bay Airbus của EU cùng thời điểm đó.

Ngọc Ánh