|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VIB đang có ý định mua mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam?

11:38 | 17/04/2017
Chia sẻ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) đang xem xét khả năng mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam, Dealstreetasia đưa tin.
 

Trước đó, các phương tiện truyền thông Việt Nam cho hay có 5 ngân hàng trong và ngoài nước bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ tại khu vực Đông Nam Á. Các nguồn tin trong ngành tài chính nói với tờ báo này VIB là một trong những ngân hàng trên.

Phía ANZ từ chối bình luận, trong khi VIB cũng không phản hồi email thắc mắc về thương vụ này, Dealstreetasia cho hay.

ANZ đã hoàn tất việc bán ngân hàng bán lẻ và các đơn vị quản lý tài sản ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia cho Ngân hàng DBS vào năm 2016 với giá 80 triệu USD.

Dealstreetasia thông tin, ban đầu ANZ không có ý định rời khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam khi Việt Nam được xếp hạng là một trong những nước phát triển nhanh nhất khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một thị trường mà ANZ đã đầu tư nhiều nguồn lực để mở rộng hoạt động của mình.

Tuy nhiên, các báo cáo gần đây trích lời Giám đốc điều hành Ngân hàng Shayne Elliott, tuyên bố rằng họ cũng đang muốn kết thúc việc kinh doanh ở Philippines, Campuchia, Lào và Việt Nam - những quốc gia không nằm trong hoạt động bán lẻ của tập đoàn DBS Group. Các báo cáo cũng cho biết thêm, sau khi rời khỏi hoạt động bán lẻ ở những thị trường này, ANZ sẽ tập trung vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu, quản lý dòng tiền, ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư và những mảng khác.

Mặc dù ANZ xác định chiến lược bán lẻ như một nguồn quan trọng để mở rộng thị trường ở Đông Nam Á từ việc phát triển chi tiêu, tuy nhiên vấp phải sự sụt giảm marketing trên công cụ tiềm kiếm (SEMs), vốn bị cạnh tranh bởi các đối thủ địa phương. Điển hình như nhiều ngân hàng cho vay ở Việt Nam như BIDV, VPBank, Techcombank và Vietinbank đã có những bước tiến lớn trong ngành ngân hàng bán lẻ.

Ứng dụng SEMs cũng cho thấy sự hợp tác giữa VIB với nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), hiện đang nắm giữ 20% cổ phần VIB. Đây được xem là một phần sự chuyển đổi của VIB nhằm giữ được sự tăng trưởng của mình, vượt qua mức trung bình ngành cũng như đạt sự tăng trưởng mới thông qua việc mua lại các hoạt động kinh doanh từ tổ chức tài chính khác.

Thêm vào đó, VIB dự kiến dành 30% vốn cổ phần cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Năm 2017, VIB lên kế hoạch năng mức tăng trưởng huy động 35%, lên 80 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng lợi nhuận gộp 7%, đạt 750 tỷ đồng.

Dealstreetasia cũng cho hay, 2 trong số 5 ngân hàng quan tâm đến mảng bản lẻ của ANZ Việt Nam, được cho là tổ chức nước ngoài.

Tại Việt Nam đến nay đã có 7 ngân hàng quốc tế hoạt động gồm Woori Bank, Ngân hàng Công Berhad, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Bank, Hong Leong và HSBC. Tháng trước, United Overseas Bank cho biết họ sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Standard Chartered được coi là một trong những công ty nước ngoài hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ năm 2007.

Năm ngoái, các phương tiện truyền thông Việt Nam đã trích dẫn lời ông Trần Minh Hương – Giám đốc Standard Chartered Việt Nam nói rằng ngân hàng này tìm kiếm để tăng số lượng tài khoản của khách hàng trong bộ phận bán lẻ. Standard Chartered Việt Nam đã không bình luận khi được hỏi liệu họ có xem xét mua sản phẩm của ANZ hay không.

vib dang co y dinh mua mang ban le cua anz viet nam VIB từ chối đưa ra bình luận về thông tin mua lại mảng bán lẻ ANZ

VIB từ chối đưa ra bình luận về thông tin mua lại mảng bán lẻ ANZ vì cho rằng đây không phải là nguồn tin ...

Tiến Vũ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.