Vì virus corona, các công ty đa quốc gia sẽ định hình lại chuỗi cung ứng rời xa Trung Quốc mãi mãi?
Thế là các công ty đa quốc gia lên kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia này hoặc đang xem xét những nguồn cung ứng linh kiện thay thế.
Đây chỉ đơn thuần là những cái gờ giảm tốc trên con đường cao tốc hiện tại và mọi thứ rồi cũng sẽ trở lại với guồng quay bình thường. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn sẽ phải đánh giá xem những địa điểm mới có mang lại chi phí cạnh tranh hơn so với Trung Quốc – nơi chi phí lao động ngày một tăng cao.
Một số chuyên gia nhìn thấy một bước ngoặt có thể xảy ra đối với bối cảnh sản xuất của châu Á nếu các công ty lựa chọn không quay lại Trung Quốc.
Nhà sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu – vốn nhập linh kiện từ các nhà máy của chính họ và các đối tác bên ngoài ở Trung Quốc – đang chuyển sản xuất các thành phần bằng kim loại được sử dụng trong thân xe cũng như bộ dây an toàn sang Nhật Bản và Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Tokyo này không muốn sự chậm trễ của nguồn cung ứng từ Trung Quốc sẽ lan đến phần còn lại của thế giới (vì nhiều công ty chờ nguồn cung ứng từ Trung Quốc để lắp ráp thành phẩm).
Công ty Daikin Industries của Nhật Bản đang xem xét việc lắp ráp máy điều hòa không khí thương mại đến Malaysia hoặc bất kỳ nơi nào khác từ thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, nơi vẫn đang bị đóng chặt cửa khẩu.
Công ty đã mở lại một phần các nhà máy ở Tô Châu và Thượng Hải vào ngày thứ Hai (10/02) sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Thế nhưng, nếu việc cách ly Vũ Hán tiếp tục kéo dài, “chúng tôi sẽ phải tối thiểu hóa tác động của virus corona đến hoạt động của chúng tôi”, một giám đốc điều hành của Daikin Industries chia sẻ.
Do đó, các thành phần quan trọng như máy nén khí có thể được sản xuất ở Nhật Bản hoặc Thái Lan, vị này cho biết.
Nhà sản xuất đồ thể thao Asics mong muốn chuyển sản xuất sang Việt Nam và Indonesia.
Mặc dù các động thái của các công ty đa quốc gia chỉ mang tạm thời, nhưng các chuyên gia nói rằng điều này có thể làm thay đổi về cơ bản đối với chuỗi cung ứng châu Á.
"Đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng", Edward Alden, chuyên gia thương mại thuộc Hội đồng cao cấp về quan hệ đối ngoại, chia sẻ. "Đã có áp lực rất lớn đối với nhiều công ty và buộc họ phải đa dạng hóa khỏi Trung Quốc" khi tiền lương và chi phí sản xuất tại nước này tăng lên, ông nói.
Ông Alden cho rằng vì thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đã không thể loại bỏ hầu hết các mức thuế, các công ty phải đưa ra kết luận rằng "chi phí của việc nhập nguồn cung ứng từ Trung Quốc cho các sản phẩm có liên quan đến Mỹ giờ đây dường như sẽ cao hơn vĩnh viễn chứ không còn là tạm thời nữa”.
Và với sự giám sát ngày càng tăng của Mỹ đối với thương mại công nghệ với Trung Quốc, cộng với cuộc khủng hoảng virus corona, "không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", ông nói.
Trong khi đó, Dan Alpert, Đối tác quản lý tại ngân hàng đầu tư Westwood Capital có trụ sở tại New York, dự báo rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì đồng Nhân dân tệ rẻ hơn để giúp các nhà xuất khẩu.
"Trung Quốc có rất nhiều việc phải làm", ông Alpert nói, và "họ cần các nhà máy của mình đạt công suất cao nhất" để bù đắp phần thu nhập bị mất từ việc đóng cửa nhà máy do virus gây ra trong tháng 1 và tháng 2/2020.
Ông Alpert dự đoán, điều này có thể tạo động lực cho các công ty đa quốc gia – vốn tạm thời chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc – quay trở lại.
"Xét cho cùng, điều duy nhất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia là chi phí nhập khẩu nội địa", liên quan đến chi phí vận chuyển, tiền tệ và chi phí nhập cảnh, ông nói.
Tuy vậy, sự phá giá đồng nội tệ như vậy sẽ "tạo ra một vấn đề lớn với chính quyền Trump và sẽ vi phạm trắng trợn thỏa thuận giai đoạn một", ông Alden thuộc CFR nói.
Các cuộc thảo luận có khả năng ngày càng sôi nổi trong chính quyền và Quốc hội về việc có nên một lần nữa gán cho Trung Quốc là “quốc gia thao túng tỷ giá” hay không.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại tại phần lớn khu vực của Trung Quốc vào ngày 10/02 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Nhưng ngay cả bây giờ, nhiều công ty chỉ hoạt động một phần.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), khoảng 30% trong số 183 nhà máy lắp ráp ô tô của Trung Quốc đã hoạt động trở lại tính tới ngày thứ Tư (12/02).
Và tại tỉnh Hồ Bắc, nơi tập trung khoảng 80% trường hợp lây nhiễm virus corona ở Trung Quốc đại lục, việc các công ty có thể mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 21/02 như dự kiến hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng.
Tỉnh này là một trung tâm cho các ngành công nghiệp bao gồm ô tô, thép và chất bán dẫn, và việc ngừng hoạt động kéo dài có thể siết chặt chuỗi cung ứng toàn cầu.
Meiko Electronics – vốn sản xuất bảng mạch ô tô – đặt trung tâm sản xuất lớn nhất của họ tại Vũ Hán. Với các hoạt động tạm dừng đến ngày 20/02, công ty Nhật Bản này đang cân nhắc sản xuất các bộ phận tại các cơ sở cũng có các chứng nhận cần thiết, chẳng hạn như Quảng Châu, Nhật Bản hoặc Việt Nam.
Đối với các sản phẩm chỉ có thể được sản xuất tại nhà máy Vũ Hán, họ đã yêu cầu khách hàng tìm nhà cung cấp khác, xét tới việc họ sẽ mất nhiều thời gian để có được những cơ sở sản xuất thay thế có giấy phép chứng nhận.
Một cuộc khảo sát trong tuần này của Câu lạc bộ Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản Thượng Hải (SJCIC) cho thấy sự bùng phát của virus corona đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của 54% các công ty.
Nhưng chỉ 23% cho biết họ đã lên kế hoạch sản xuất hoặc mua sắm thay thế trong trường hợp Trung Quốc ngừng hoạt động kéo dài.
Fiat Chrysler Automobiles sẽ tạm dừng hoạt động tại một nhà máy lắp ráp ở Serbia vì sự thiếu hụt nguồn cung ứng linh kiện hệ thống âm thanh và các bộ phận điện tử khác từ Trung Quốc, Bloomberg đưa tin hôm thứ Sáu (07/02).
Cơ sở này sẽ là cơ sở đầu tiên ở châu Âu không hoạt động vì sự bùng phát của dịch virus corona, theo nguồn tin của Bloomberg.
Xét tới "bản chất toàn cầu và độ sâu của chuỗi cung ứng ô tô,"tính liên tục sản xuất cho các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp lớn" có thể trở thành vấn đề đáng ngại khi virus tác động sâu hơn đến các chuỗi cung ứng", Chủ tịch Julie Fream của Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị gốc – một tổ chức công nghiệp Bắc Mỹ, lên tiếng cảnh báo trong một tuyên bố gần đây.
Nissan Motor đã tạm dừng một dây chuyền sản xuất tại một nhà máy lắp ráp ô tô của Nissan Motor Kyushu một lần nữa trong ngày thứ Sáu (14/02), đánh dấu đợt tạm ngưng thứ 3 trong tháng này. Nếu có hoạt động đi chăng nữa, các nhân viên sẽ hoạt động với số giờ làm việc ít hơn trước.
“Hàng tồn kho đang cạn kiệt đối với hàng chục loại linh kiện do Trung Quốc sản xuất", bao gồm cả lò xo và các bộ phận bằng nhựa, một giám đốc điều hành tại một nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn cho biết.
Sự thiếu hụt các bộ phận của Trung Quốc cũng đã thúc đẩy GM Hàn Quốc – công ty con của General Motors – đình chỉ sản xuất tại nhà máy Bupyeong gần Seoul vào ngày thứ Hai và thứ Ba tới (18/02). Sản lượng của cơ sở bao gồm cả các dòng xe thuộc thương hiệu Chevrolet.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/