Vì sao Phạm Công Danh chỉ cần 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ nhưng lại vay 4.700 tỷ từ BIDV?
Phạm Công Danh xin HĐXX xem xét cho 6 giám đốc 'bù nhìn' | |
Giám định NHNN: 'Việc VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty là đúng quy định' |
Trong vụ án thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng của VNCB, liên quan đến BIDV Phạm Công Danh đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty của mình vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB 2.551 tỷ đồng.
Năm 2013, khi thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín sau chuyển thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), do thiếu vốn để tăng vốn điều lệ nên Phạm Công Danh đã dùng 12 công ty của mình lập hồ sơ khống để nộp cho BIDV vay vốn.
Với tài sản bảo đảm là 6 lô đất Sân vận động Chi Lăng; đất tại 209 Trường Chinh - Đà Nẵng và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV, VNCB đã được BIDV đồng ý và giải ngân cho vay 4.700 tỷ đồng.
Bị cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc VNCB |
Theo lời khai của bị cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc VNCB, mục đích thực của số tiền vay 4.700 tỷ đồng là tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN. Vốn điều lệ của VNCB lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng, theo yêu cầu của NHNN là tăng lên 7.500 tỷ đồng.
Do đó, phần lớn số tiền vay được (4.500 tỷ đồng) được sử dụng để tăng vốn điều lệ, 200 tỷ đồng còn lại được sử dụng để chăm sóc khách hàng.
Bị cáo Mai khai do áp lực tăng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng và nóng lòng phát triển kinh doanh nên các mới đề xuất với Danh việc phương án vay BIDV 4.700 tỷ đồng.
Theo lời khai của Mai, lúc đầu ông Danh dùng lô đất số 302 Tô Hiến Thành làm tài sản bảo đảm nhưng BIDV không chấp thuận vì sổ đỏ vẫn thuộc Quân khu 7 chưa sang tên cho Tập đoàn Thiên Thanh. Do vậy, ông Danh quyết định dùng tiền gửi của VNCB gửi sang BIDV để bảo lãnh các khoản vay của 12 công ty.
Việc VNCB gửi tiền thị trường 2 tại BIDV có làm văn bản xin ý kiến Tổ giám sát về việc gửi tiền và hạch toán ghi sô là tiền gửi nhưng khi bảo lãnh và trả nợ thay đều không báo cáo, không hạch toán ngay vào sổ sách ngân hàng.