|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì sao những kẻ lừa đảo tài chính lại bẫy được nhiều người đến vậy?

06:00 | 08/12/2018
Chia sẻ
Những vụ lừa đảo tài chính luôn được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội nhưng vì sao vẫn có nhiều người rơi vào bẫy?
vi sao nhung ke lua dao tai chinh lai bay duoc nhieu nguoi den vay Rà soát, xử lý các lớp dạy ‘làm giàu’ lừa đảo
vi sao nhung ke lua dao tai chinh lai bay duoc nhieu nguoi den vay Chiêu lừa mượn danh ông lớn bất động sản để bán nhà
vi sao nhung ke lua dao tai chinh lai bay duoc nhieu nguoi den vay
Nguồn: Economist

Những kẻ lừa đảo về tài chính luôn biết cách lợi dụng lòng tham và sự tử tế của mỗi người. David Carter, một thạc sĩ công nghệ 63 tuổi, hoàn toàn có thể kiếm được công việc phù hợp với mức lương 6 con số nhưng quyết định đầu tư vào cổ phiếu công nghệ sau khi theo dõi tin tức thị trường.

Vì vậy, khi một email mời chào mức lương 100.000 USD trong ngành tài chính liên quan đến thiết bị công nghệ, ông đã nhận lời. Và thay vì khoản thu nhập trong mơ, Carter chưa bao giờ nhận được một xu lẻ. Thay vào đó, ông đang phải gánh khoản nợ 80.000 USD bằng toàn bộ tiền tiết kiệm hưu trí của mình.

Tất cả những gì ông phải làm là mua iPhone và iPad bằng thẻ tín dụng của mình trên Best Buy và Walmart rồi gửi hàng đến một địa chỉ ở California. Công ty này ban đầu đã thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng cho ông trong vài tuần. Sau một tháng, các khoản thanh toán đó nhanh chóng bị hủy. Ngân hàng của ông gửi email báo nợ. Trang web của công ty biến mất và những người từng mời chào ông đã tắt điện thoại.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu gian lận tài chính của Đại học Stanford ước tính rằng loại hình "lừa đảo người tiêu dùng" này khiến người Mỹ phải trả hơn 50 tỷ USD mỗi năm. Thế hệ baby-boomer, với những người hưu trí và những ngôi nhà đã tăng giá trị, đã chín muồi để "thu hoạch". Và những kẻ lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Nếu những quảng cáo về giới hoàng tộc ở Nigeria với cơ hội đầu tư không thể bỏ lỡ đã quá quen thuộc thì hiện nay, những ứng dụng di động và biểu đồ chuyên nghiệp như của các công ty cố vấn đầu tư đang rải thư mời khắp nơi. Kẻ lừa đảo tạo ra những thư tuyển dụng giả như trường hợp của Carter, hồ sơ trên các trang web hoặc các giải trúng thưởng xổ số độc đắc mà người đọc cần phải "nộp thuế" để lĩnh quà.

Một trong những thủ đoạn quen thuộc là sử dụng số điện thoại nặc danh, đóng vai nhân viên ngân hàng hoặc cơ quan thuế để gửi tin nhắn hoặc gọi điện cho các nạn nhân mời chào hoặc thúc giục chi tiền.

Theo một bài viết trên Tạp chí Bảo vệ Người tiêu dùng năm 2015, một số nạn nhân mắc bẫy không phải vì lòng tham trước số tiền lớn mà bởi họ đang muốn mua quà cho người thân, chi trả hóa đơn viện phí hoặc trong tình trạng cùng quẫn. Những người đang gặp khó khăn thường kém sáng suốt và dễ trở thành con mồi. Cảnh sát Anh cho biết nạn lừa đảo tiền qua các trang web hẹn hò ngày càng phổ biến và những tội phạm thậm chí dành một vài năm để xây dựng lòng tin với nạn nhân trước khi cuỗm khoản tiền lớn rồi cao chạy xa bay.

Nhiều người rất xấu hổ khi thừa nhận sự thật đã bị lừa ngay cả với bản thân họ. Giáo sư Marti DeLiema của Đại học Stanford từng nói: “Mọi người sẵn sàng nói về những trải nghiệm tình dục của họ hơn là việc từng bị lừa”.

Cả trình độ giáo dục và hiểu biết về tài chính đều không bảo vệ được các nạn nhân. Một báo cáo vào năm 2011 bởi nhóm vận động hành lang cho người cao tuổi (AARP) nhận thấy những người bị lừa tham gia các khoản đầu tư ảo thường có xu hướng đầy đủ về tài chính và có bằng cấp cao. Lý do có thể là họ đánh giá quá cao sự nhạy bén về tài chính của mình.

Trong một nghiên cứu vào năm 2014, các học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí của Đại học Boston nhận thấy những người trả lời sai bài kiểm tra tài chính lại thường khẳng định rằng họ đã đúng. Niềm tin mạnh mẽ vào bản thân có khả năng biến những người này thành nạn nhân của lừa đảo.

Các ngân hàng nhấn mạnh rằng mức độ tinh vi và quy mô của những trò lừa đảo ngày càng tăng cao. Trong khi đó, các nạn nhân cho rằng chính ngân hàng nên hoàn tác các giao dịch đáng ngờ. Ngoài ra, những công ty internet lưu trữ và trung gian cũng nên nhận trách nhiệm pháp lí.

Vào tháng 9, một nhóm các ngân hàng lớn và các tổ chức vận động người tiêu dùng ở Anh đã công khai một dự thảo luật yêu cầu những nạn nhân của tội phạm lừa đảo giả mạo cảnh sát hoặc cơ quan thuế nên được bồi thường.

Tuy ý tưởng này rất nhân văn nhưng câu hỏi lớn đặt ra là ai nên chi trả khoản tiền này? Các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian và khi đó, sự cảnh giác của người tiêu dùng vẫn là yếu tố hàng đầu bảo vệ chúng ta khỏi tội phạm lừa đảo.

Xem thêm

Thu Phương