|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì sao nhiều startup ở Thung lũng Silicon thất bại?

15:03 | 26/10/2022
Chia sẻ
Mô hình tăng trưởng nóng từng giúp Thung lũng Silicon trở thành "đại dương xanh" cho các startup giờ đây dường như không còn hiệu quả khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với tình trạng bất ổn.

Mô hình "lose big, win bigger" từng đạt được nhiều thành công của thung lũng Silicon đang dẫn đến những khoản thua lỗ của các startup. Theo các chuyên gia của chuyên trang Entrepreneur, đây là cách tiếp cận mà những startup mới nên thay đổi.

Cách đây không lâu, thung lũng Silicon là một "đại dương xanh" không bị kiểm soát đối với giới startup. Những đổi mới đột phá được xây dựng dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Các startup tại đây nhanh chóng phát triển thành những đơn vị quy mô lớn.  

Không thể phủ nhận Thung lũng Silicon là "thiên đường khởi nghiệp", nhưng hiện tại nhiều công ty trong số này đang phải chịu đựng những xu hướng thị trường hỗn loạn. Họ đã hết tiền, phân bổ sai nguồn lực hoặc bị mù quáng bởi những ý tưởng của chính founder. Dù lý do là gì, thứ từng được gọi là “hành trình đi đến thành công” ở thung lũng Silicon bây giờ trông giống như một con đường với vô số điểm thất bại.

 Thời kỳ vàng của các startup ở Thung lũng Silicon dần đi qua. (Ảnh: Business Standard).

Thung lũng Silicon cần được thiết lập lại

Đạt được quy mô khổng lồ với tốc độ tăng trưởng chóng mặt là chiến lược đã mang lại cho mô hình khởi nghiệp của thung lũng Silicon sự khác biệt và thành công. Gợi lên cảm giác "lose big, win bigger", nó mở ra một kỷ nguyên của chiến lược rủi ro cao và sự phát triển lớn mạnh. Bản thân thung lũng Silicon đã trở thành từ gắn liền với “tinh thần kinh doanh”.

Điều này là nhờ hoạt động chớp nhoáng trong các ngành công nghệ cao dẫn đến việc các công ty được tài trợ nhiều vốn hơn và phản ứng nhanh với những gì đang xảy ra xung quanh họ. Trong mô hình của thung lũng Silicon, sự hiệu quả không phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Điều quan trọng là giành thị phần và đánh bại đối thủ. Nếu một startup không chiếm được thị phần, thì sự hiệu quả cũng bằng không.

Mô hình hiện tại không thành công

Những sáng tạo đột phá của thung lũng Silicon không thể dễ để tái tạo. Trong lịch sử, các nhà đầu tư vào công nghệ tiên tiến có thể giảm thiểu rủi ro thất bại bằng cách tận dụng quy luật trung bình – sự phong phú của hệ sinh thái startup đã cung cấp môi trường lý tưởng để giới đầu tư chấp nhận rủi ro. Trong điều kiện của thung lũng Silicon, đây là một thành công.

Bước sang năm 2022, mọi thứ đang thay đổi. Thung lũng Silicon, nơi từng chứng kiến sự lạc quan của giới đầu tư, giờ đây đang chứng kiến sự thân trọng khi họ cố gắng né tránh các khoản đầu tư do áp lực từ lạm phát cũng như rủi ro về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Áp lực gia tăng đã nhanh chóng làm lộ ra những vết nứt của hệ sinh thái startup thung lũng Silicon. Giờ đây, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn vào ảnh hưởng bên ngoài của thị trường thay vì ủng hộ tính trung thực và tính toàn vẹn của các ý tưởng khởi nghiệp.

Những người sáng lập startup rõ ràng là rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất để đưa ra dự đoán về khả năng thành công của một doanh nghiệp. Người sáng lập có thể là một thiên tài trong việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, nhưng có thể không giỏi trong việc phát triển các chiến lược bán hàng phức tạp.

Thời điểm hiện tại, các mô hình từng làm nên danh tiếng cho thung lũng Silicon đang dần “lỗi thời”, và những nhà sáng lập cũng cần những người đồng hành để bù đắp phần còn thiếu trong quản trị doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận tốt hơn

Những founder cũng là con người, họ cũng có thể mắc phải nhiều sai lầm giống như những người bình thường, chẳng hạn như một số lỗi về nhận thức như chọn sai thị trường, hình thành quan hệ đối tác không tốt, không thấu hiểu cảm xúc của khách hàng,…

Khi chọn cách tập trung vào người sáng lập và đầu tư vào kế hoạch của người sáng lập, các nhà đầu tư mong đợi họ sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Nền tảng nhà đầu tư và công ty mạo hiểm được thiết lập để hỗ trợ người sáng lập, nhưng kế hoạch chiến lược đó đến từ đâu? Làm thế nào để các nhà đầu tư biết nếu đó là một khoản đầu tư đáng giá? Mọi người có trung thực không? Người sáng lập có thừa nhận những lỗ hổng hoặc thiếu sót không?,… Những câu hỏi tương tự như vậy có thể sẽ giải đáp cách mà giới đầu tư có thể tiếp cận tốt hơn với hệ sinh thái startup mới tại thung lũng Silicon.

Trong khi đó, nếu tập trung vào ý tưởng hơn là người sáng lập, các nhà đầu tư có thể tìm hiểu về những điều họ chưa từng biết. Việc có thể tìm ra điểm thất bại của một ý tưởng có thể là một cách tốt hơn để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị cho những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Thung lũng Silicon từng đạt được thành công trong thời gian dài, song những điều này dường như đang trôi vào dĩ vãng. Các chiến lược tăng trưởng chớp nhoáng trong quá khứ có thể trở thành gót chân “Achilles” đối với các startup ở thời điểm hiện tại.

Theo Entrepreneuer, các startup nên bắt đầu từ sớm, sau đó đưa ra các kế hoạch hành động và giải pháp để chống lại các vấn đề phát sinh. Thay vì cố gắng phát triển nhanh chóng và tăng trưởng trong ngắn hạn, các startup nên hướng tới những mục tiêu dài hạn và vững chắc hơn.

Anh Nguyễn

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.