|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao 331 công ty bị loại khỏi danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam?

10:45 | 19/10/2023
Chia sẻ
Theo Tổng cục Thuế, một trong những nguyên nhân khiến công ty bị loại ra khỏi danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam do được lùi thời gian thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 vào đầu năm 2023.

Mới đây, Tổng cục Thuế (Bộ Tài Chính) đã công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam (V.1000) trong năm 2022. Xếp ở vị trí đầu tiên là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB). Tiếp theo là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội (Viettel), Công ty Honda Việt Nam.

Trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất có những cái tên quen thuộc như Vietcombank, Agribank, PV GAS, BIDV, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), MBBank, Thế Giới Di Động.

Về đóng góp vào ngân sách Nhà nước, Tổng cục Thuế cho biết, tổng số thuế TNDN đã nộp của các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2022 chiếm 58,2%, tổng thu ngân sách về thuế TNDN và bằng 85,1% so với số đã nộp các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021.

Qua 6 năm thực hiện, có 301 doanh nghiệp có 7 năm liên tiếp nằm trong V.1000 của năm 2022, 2021, 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016.

 Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2022. (Nguồn: Tổng Cục Thuế).

Trong V.1000 năm 2022 có 331 doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021 bị loại ra, đồng thời có 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022. Theo Tổng Cục Thuế, nguyên nhân chủ yếu khiến 331 doanh nghiệp bị loại ra khỏi V.1000 năm 2022 do số nộp năm 2021 lớn hơn khi doanh nghiệp lùi thời gian thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 vào đầu năm 2023: 21 doanh nghiệp.

Số nộp trong năm 2021 lớn do nộp cho các hoạt động phát sinh không thường xuyên, đặc thù (chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, bán máy móc thiết bị y tế phục vụ dịch COVID-19, hoạt động khác). Doanh nghiệp nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021: 26 doanh nghiệp.

Số nộp trong năm 2021 lớn do năm 2022 doanh nghiệp giảm quy mô, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do tác động của dịch COVIA: 78 doanh nghiệp.

Số còn lại không thuộc các nguyên nhân trên hoặc nguyên nhân khác: Số nộp năm 2022 nhỏ hơn số nộp năm 2021 và không đạt ngưỡng V1000 năm 2022; Số thuế TNDN theo quyết toán năm 2020 lớn nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp trong năm 2021; Số thuế nộp thừa từ năm 2021 chuyển sang bù trừ với số phát sinh năm 2022 nên số thuế nộp trong năm 2022 ít; Số thuế năm 2021 lớn do nộp cho cả thuế TNDN của năm trước chưa nộp; doanh nghiệp hoàn thành dự án; doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đặc thù (xây dựng, bất động sản...); năm 2022 doanh nghiệp được miễn giảm thuế; doanh nghiệp thay đổi mô hình hoạt động có doanh thu, thu nhập không ổn định giữa các năm...: 205 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng cho biết lý do 331 doanh nghiệp được bổ sung vào V1000 năm 2022 do doanh nghiệp nộp cho hoạt động phát sinh không thường xuyên (chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác); nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021: 11 doanh nghiệp.

Số nộp năm 2021 doanh nghiệp thực hiện nộp chủ yếu trong năm 2022 hoặc do nộp thừa năm trước chuyển sang bù trừ với số phát sinh nên năm 2021 nộp ít; Số tạm nộp trong năm 2022 lớn hơn số phát sinh phải nộp; Doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh/tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu, thu nhập 2022; doanh nghiệp hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình đi vào hoạt động chính thức có doanh thu, thu nhập không ổn định giữa các năm...: 320 doanh nghiệp.

Lâm Anh

Những người thuộc nhóm 0,001% giàu nhất thế giới đầu tư vào đâu?
Danh mục đầu tư của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao rất khác với người thường. Các chuyên gia cho biết những cá nhân này không lựa chọn tiền mã hóa và cũng ít khi nắm giữ cổ phiếu. Đối với họ, đẳng cấp của một người được xác định bằng cổ phần trong một đội thể thao.