Vì đâu tín dụng ‘nóng’ ngay từ tháng đầu năm?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet). |
Con số trên vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCGQ) cho hay tại Báo cáo tình hình kinh tế tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2017.
Cũng theo báo cáo trên, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được duy trì ổn định kể từ tháng 12/2014. Trong đó, tín dụng ngắn hạn chiếm 45% tổng tín dụng, tín dụng trung và dài hạn chiếm tiếp tục ở mức cao hơn với 55%.
Bên cạnh đó, UBGSTCQG cũng chỉ ra tăng trưởng tín dụng tăng đến 1,6%, trong khi huy động tháng 1 lại giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến tỷ lệ LDR (tín dụng/huy động) bình quân của hệ thống tổ chức tín dụng tăng từ mức 86,8% vào cuối năm 2016 lên 88,2%.
Diễn biến trên xuất phát một phần từ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý ngay từ đầu năm. Trong đó, hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, ngành, lĩnh vực tạo tăng trưởng, xuất khẩu và giải quyết việc làm ngay từ quý I/2017, không để “dồn cục” cuối năm.
Bên cạnh đó, hồi đầu năm, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay là 18%.
Mặt khác, tháng 1 rơi vào dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu rút tiền của doanh nghiệp và người dân tăng, gây áp lực lên thanh khoản. Có thời điểm lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên mức 5,01%; lần lượt kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần lên 5,08% và 5,17%.
NHNN đã phải bơm ròng hơn 200.311 tỷ đồng trong tháng 1 để hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Đến tháng 2, thanh khoản ổn định trở lại, NHNN đã hút về khoản tương ứng 202.943 tỷ đồng. Kết quả từ đầu năm 2017, NHNN đã bơm ròng khoảng 30.000 tỷ đồng.
Áp lực lên lãi suất
Trên thị trường 1, theo UBGSTCQG thì mặt bằng lãi suất huy động trong tháng 2 không có nhiều biến động so với tháng trước.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng có lãi suất phổ biến từ 0,8% đến 1%/năm; kỳ hạn 1 đến 6 tháng là 4,5% - 5,4%/năm; kỳ hạn 6 đến 12 tháng là 5,4% - 6,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,4% - 7,2%/năm.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng có tốc độ cao hơn huy động đã tạo sức ép nên mặt bằng lãi suất huy động. Bằng chứng là một số NHTM như VPBank, DongA Bank, TPBank, Techcombank, Phương Đông, Eximbank đã ghi nhận hiện tượng lãi suất huy động VNĐ kỳ ngắn hạn tăng nhẹ từ 0,1-1,2% so với thời điểm trước Tết nguyên đán.
Cuối tháng 2 tiếp tục cho thấy một số nhà băng điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động dài hạn như Eximbank, VietBank, MBBank từ 0,2% đến 1,4% so với giữa tháng.
Diễn biến trên còn do tác động của quy định lãi suất tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 50% áp dụng kể từ 1/1/2017 và nhu cầu cân đối nguồn trước Tết.