Vertu tiền tỷ bỗng hoá cục gạch khi Việt Nam tắt sóng 2G
Hiện tại, trong số sản phẩm của Vertu, dòng Vertu Signature được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam và chiếm đến hơn 60%. Nhiều người chọn sở hữu chiếc điện thoại này không chỉ để sử dụng như một thiết bị di động thông thường mà còn là một món đồ trang sức, giúp nâng tầm vị thế bản thân.
Tuy nhiên, việc tắt sóng 2G sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng Vertu đời cũ là dòng Signature S.
Đại lý Vertu Việt Nam cho biết, thời gian qua, người dùng Vertu Signature S thường xuyên gặp tình trạng sóng chập chờn, mất sóng, gián đoạn liên lạc… Thậm chí, nhiều người còn bị hãng khóa máy vĩnh viễn khi phát hiện máy không phải hàng chính ngạch.
Thời hạn tắt sóng mạng 2G sắp đến, những chiếc Vertu đời cũ trị giá tiền tỷ sẽ chỉ còn là món phụ kiện trang trí. Người dùng tại Việt Nam cũng gấp rút chuyển đổi sang các dòng Vertu 4G để tránh những rủi ro về liên lạc, công việc và cuộc sống.
Phần lớn khách hàng đang dùng điện thoại phím bấm của Vertu sẽ tiếp tục chọn chuyển sang dùng dòng tương tự - Vertu Signature V 4G, bởi vẻ đẹp cổ điển của dòng điện thoại này. Hiện, giá bán công bố trên website của Vertu Việt Nam cho dòng Vertu Signature V khởi điểm là 480 triệu đồng và cao nhất là hơn 12,2 tỷ đồng.
“Sẽ có khoảng 25% khách hàng nhân lúc đổi sang điện thoại Vertu 4G sẽ chọn trải nghiệm công nghệ hiện đại từ các dòng smartphone của Vertu. Còn lại, khách hàng vẫn chọn Signarture V 4G và sẽ đặt hàng riêng để có được chiếc điện thoại độc nhất với các chi tiết mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng họ”, đại diện Vertu Việt Nam chia sẻ.
Trước tình hình người dùng đang gấp rút chuyển sang dùng dòng Signature 4G, Vertu Việt Nam cũng cảnh báo người dùng cần hết sức cẩn trọng khi mua điện thoại qua các bên thứ ba hoặc hàng xách tay (không chính ngạch) để tránh những rủi ro về mặt tài chính cũng như ảnh hưởng đến danh dự bản thân và các mối quan hệ quan trọng nếu dùng sản phẩm làm quà tặng.
Vertu Việt Nam cho biết: “Ngoại hình của chiếc Vertu Signature đời cũ - dòng S và đời mới - dòng V 4G giống nhau 100% và không thể phân biệt nếu chỉ nhìn bên ngoài. Vì vậy, tình trạng hàng dựng, hàng làm lại với giá rẻ rất khó kiểm soát. Những chiếc điện thoại dùng sóng 2G sẽ không còn sử dụng được từ tháng 9 tới, còn hàng không rõ nguồn gốc, dù có dùng sóng 4G, cũng sẽ chỉ dùng được trong một thời gian ngắn vì hãng sẽ mạnh tay khóa máy để ngăn chặn hàng không chính hãng.
Người dùng cần cảnh giác vì tất cả những trường hợp máy không chính hãng, Vertu sẽ từ chối bảo hành, không được hỗ trợ và người dùng cũng không được hưởng các quyền lợi độc quyền dành riêng cho khách hàng Vertu, có thể nói là mất trắng”.
Theo Báo Chính Phủ, VinaPhone, một trong những nhà mạng lớn tại Việt Nam, đang chuyển đổi khoảng 1,4 triệu thuê bao 2G còn lại sang 4G.
Các nhà mạng khác cũng đang tích cực chuyển đổi thuê bao 2G.Theo số liệu Viettel vừa báo cáo Bộ TT&TT, nhà mạng này còn 5,9 triệu thuê bao di động 2G. Trung bình trong 7 tháng đầu năm, mỗi tháng, Viettel chuyển đổi được 400.000 – 500.000 thuê bao 2G lên 4G, cao gấp ba lần so với năm 2023.
Tổng số thuê bao 2G đã giảm từ 18,2 triệu xuống 8,7 triệu trong 7 tháng đầu năm 2024.Trong đó, Viettel còn 5,9 triệu thuê bao, VNVPT còn 1,5 triệu thuê bao, MobiFone 970.000 thuê bao, Vietnamobile có 311.000 thuê bao.
Dự kiến đến tháng 9, chỉ còn khoảng 2,96 triệu thuê bao 2G, chủ yếu ở khu vực miền núi và hải đảo. Việc tắt sóng 2G được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và chính phủ số, đồng thời mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.