|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VDSC: Sự suy giảm chất lượng nợ trong quý II của VietinBank là tạm thời, vẫn cần cải thiện nền tảng vốn

14:40 | 08/09/2021
Chia sẻ
Dù chất lượng tài sản và cấu trúc huy động được cải thiện, việc tái phân bổ tài sản và hạn chế ở nguồn vốn vẫn là các vấn đề cần lưu ý tại VietinBank.

Hạn chế về vốn là vấn đề lo ngại

Trong báo cáo nhận định mới đây Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank),  Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm nay dự kiến sẽ vượt 1 tỷ USD nhờ chi phí dự phòng được kiểm soát.

Các chuyên gia phân tích nhận định sự kết hợp giữa chiến lược tăng trưởng phù hợp với khả năng sinh lời duy trì tốt sẽ giúp củng cố nền tảng vốn của ngân hàng trong thời gian tới.

Theo đó, các chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VietinBank sẽ ở mức an toàn hơn trong giai đoạn 2023 - 2025 nhờ tốc độ mở rộng bảng cân đối chậm, hiệu quả ổn định, đòn bẩy giảm và chuyển dịch ngân hàng bán lẻ.

VDSC cho rằng định hướng ngân hàng bán lẻ sẽ giúp VietinBank tăng thêm hiệu quả hoạt động nhờ thúc đẩy dịch vụ ngoài cho vay, CASA với nền tảng tập khách hàng lớn và mối quan hệ với các công ty hàng đầu. Các yếu tố này giúp đa dạng hóa động lực tăng trưởng, đồng thời mang lại chi phí huy động ổn định và cạnh tranh cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhờ sự chuyển dịch mảng ngân hàng bán lẻ và tái cơ cấu danh mục cho vay, chất lượng tài sản và cấu trúc huy động của VietinBank cũng được cải thiện.

"Kể từ quá trình tái cơ cấu, VietinBank đã tăng cường xử lý rủi ro và tất toán trái phiếu VAMC để làm sạch bảng cân đối. Nhờ loại bỏ tài sản kém hiệu quả, ngân hàng đã giảm áp lực lên chi phí rủi ro vốn chiếm phần lớn lợi nhuận, từ đó cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sinh lời," báo cáo cho biết.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết tốc độ phục hồi vào năm 2022 sẽ tác động lớn đến lợi nhuận, do ngân hàng sở hữu tập khách hàng lớn lên tới 15 triệu người với nhiều tầng lớp trong nền kinh tế.

VDSC: Nợ xấu và hạn chế nguồn vốn vẫn là vấn đề lo ngại tại VietinBank - Ảnh 1.

Tuy vậy, báo cáo cũng lưu ý việc tái phân bổ tài sản trong môi trường lãi suất thấp và hạn chế ở nguồn vốn vẫn là các vấn đề lo ngại tại VietinBank.

Cụ thể, cơ cấu tài sản của ngân hàng đang chuyển dịch sang danh mục đầu tư và liên ngân hàng, vốn trả lãi suất thấp. Việc gia tăng trái phiếu Chính phủ, nguồn cung trái phiếu tổ chức tài chính hạn chế và lãi suất thị trường 2 thấp sẽ gây áp lực lên NIM, bất chấp khả năng lợi suất cho vay tăng trở lại vào năm 2022 khi một số gói hỗ trợ kết thúc.

Đồng thời, nền tảng vốn khả năng vẫn là trở ngại cho tăng trưởng bảng cân đối của VietinBank trong vài năm tới dù đã chuyển dịch cho vay bán lẻ và giữ lại vốn.

Nợ tái cơ cấu có khả năng tăng sau Thông tư 01 sửa đổi

Theo VDSC, dựa trên khẩu vị thận trọng của VietinBank và với việc các khoản nợ xấu mới thuộc về một số tập đoàn lớn vốn sẽ phục hồi nhanh chóng và nếu loại trừ khoản nợ xấu này, tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng sẽ ở mức thấp,  sự suy giảm chất lượng nợ trong quý II chỉ là tạm thời. 

Nếu cân nhắc đến độ trễ của việc hình thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2022, tuy nhiên bộ đệm dự phòng sẽ giúp giảm bớt áp lực cho việc trích lập.

Các chuyên gia cho biết Thông tư 03 được sửa đổi để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng có thể làm tăng nợ tái cơ cấu. Việc ngân hàng trích lập sớm cho phần dự phòng bổ sung (hiện hơn 40% và dự kiến còn tăng trong nửa cuối năm 2021) sẽ giúp ích.

VDSC: Hạn chế nguồn vốn vẫn là vấn đề lo ngại tại VietinBank - Ảnh 2.

Nguồn: VDSC, VietinBank.

Theo VDSC, chi phí dự phòng của VietinBank dự kiến giảm nhẹ trong năm 2022, thúc đẩy lợi nhuận ròng tăng trưởng ở mức thấp là 13%. Tổng thu nhập hoạt động dự kiến tăng 8%, chủ yếu do tăng trưởng thu nhập lãi thuần tăng trưởng yếu (11%) và thu nhập ngoài lãi khác giảm. 

VDSC: Hạn chế nguồn vốn vẫn là vấn đề lo ngại tại VietinBank - Ảnh 2.

Nguồn: VDSC, VietinBank.

NIM dự kiến giảm vào nửa cuối năm

Theo VDSC, trong nửa cuối năm 2021, NIM của VietinBank dự kiến giảm do gói hỗ trợ làm giảm lợi suất cho vay. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng và huy động sẽ thu hẹp NIM và phân bổ thặng dư nguồn vào tài sản thanh khoản lãi suất thấp. 

Các yếu tố này kết hợp với hạn mức tín dụng thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Trong khi đó, chi phí tín dụng dự kiến duy trì ở mức 1,1%, cao hơn kế hoạch ban đầu. Tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng dự kiến sẽ dao động do nợ xấu cải thiện sau thời gian thử thách và nới lỏng giãn cách xã hội. Ngoài ra, VietinBank có thể tăng trích lập dự phòng cho phần nợ tái cơ cấu. 

VDSC: Hạn chế nguồn vốn vẫn là vấn đề lo ngại tại VietinBank - Ảnh 1.

Nguồn: VDSC, VietinBank.

Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này cho rằng VietinBank vẫn có khả năng tăng trưởng bảng cân đối hiệu quả bất chấp áp lực từ nguồn vốn nhờ đầu tư công nghệ kết hợp với chi phí vốn giảm mạnh và chi phí tín dụng được kiểm soát.

Đồng thời, xu hướng tăng giao dịch thanh toán và thu hồi nợ của ngân hàng sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua tăng trưởng bền vững thu nhập ngoài lãi.

Phương Nga

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.