|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VCG của Vinaconex được VNM ETF gọi tên trong kỳ cơ cấu quý II

08:00 | 13/06/2022
Chia sẻ
Có hai cổ phiếu Việt Nam được thêm vào danh mục MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF), đó là SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội và VCG của Tổng công ty CP Vinaconex.

MV Index Solutions (MVIS) vừa công bố kết quả cơ cấu danh mục quý II của chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF).

Ở kỳ cơ cấu này có đến 2 cổ phiếu Việt Nam được thêm vào danh mục của chỉ số MVIS Vietnam Index là SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHB) và VCG của Vinaconex (Mã: VCG). Trong khi đó, ORS của Chứng khoán Tiên Phong (MÃ: ORS) bị loại khỏi danh mục của MVIS Vietnam Index.

Như vậy, tổng số lượng trong danh mục đã được nâng lên thành 59 cổ phiếu, trong đó có 45 cổ phiếu Việt Nam. Quy mô của quỹ là gần 418 triệu USD.

Hai cổ phiếu VHM và VIC có tỷ trọng lớn nhất đều là 8%. Tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ ở mức 82,14%, thấp hơn so với mức 83,43% của kỳ trước nhưng cao hơn 1,45% so với thời điểm 10/6 là 80,69%.

Thay đổi cơ cấu danh mục kỳ quý II của MVIS Vietnam Index. (màu cam: Thêm mới; màu đỏ: Loại ra).

Vì tổng tỷ trọng mới nhất tại ngày 10/6 của các cổ phiếu Việt Nam là 83,43% nên dự báo V.N.M ETF sẽ mua khoảng 1,45% danh mục trong tuần tới để đảm bảo tỷ trọng vừa được công bố.

Căn cứ trên số liệu cập nhật mới nhất của V.N.M ETF, ước tính trong tuần tới, quỹ này sẽ mua vào khoảng gần 6 triệu cổ phiếu SHB và 1,7 triệu cổ phiếu VCG. Bên cạnh đó quỹ này có thể mua vào 2,2 triệu cổ phiếu HPG, 3,1 triệu cổ phiếu DXG... Trong khi đó, ORS có thể bị bán ra 1,6 triệu cổ phiếu. Các mã có thể bị bán mạnh gồm VIC (1,5 triệu cổ phiếu), STB (1,1 triệu cổ phiếu), SHS (3 triệu cổ phiếu).

 

Dự báo mua bán của quỹ V.N.M ETF kỳ quý II. (màu cam: Thêm mới; màu đỏ: Loại ra).

Trước đó, FTSE Russell đã công bố loại cổ phiếu APH của Tập đoàn An Phát Holdings ( HoSE: APH ) ra khỏi danh mục của  FTSE Vietnam Index  - chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF), trong khi không thêm mới cổ phiếu nào. Như vậy tổng số lượng cổ phiếu Việt Nam giảm xuống còn 28 mã. 

Hai quỹ ETF ngoại này sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục đến ngày 17/6 và chính thức giao dịch danh mục mới từ ngày thứ Hai 20/6.

 

Bích Thu

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.