|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

VASEP: EU có thể tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong năm 2019

13:19 | 07/03/2019
Chia sẻ
VASEP nhận định EU vẫn áp dụng hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu cho 25.000 tấn thăn/philê cá ngừ hấp chín từ các nước thứ ba không có thỏa thuận thương mại với khối này. Do vậy, các nước EU vẫn tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam nhất là trong bối cảnh hai bên sắp tiến tới kí kết chính thức hiệp định thương mại tự do.


Năm 2018, giá cá ngừ nói chung đã giảm hơn so với năm 2017. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) nhận định điều này không có bất kì tác động nào tới nhu cầu tại thị trường EU. 

Theo VASEP, năm ngoái, lượng tồn kho tại thị trường EU ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp thông thường đang ở mức bão hòa nên có tác động tới xu hướng nhập khẩu tại thị trường này.

Trong 11 tháng đầu năm 2018, tổng nhập khẩu cá ngừ của EU giảm 5%, xuống còn 923.000 tấn so với cùng kì năm 2017. Tuy nhiên, xét về giá trị, nhập khẩu cá ngừ của EU vẫn tăng 11% so với năm 2017, đạt hơn 5 tỉ USD.

VASEP: EU có thể tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh là các nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất trong khối EU. Trong đó, nhập khẩu cá ngừ của Tây Ban Nha chiếm tỉ trọng 34%; Italy chiếm 17%, Pháp chiếm 11% và Anh chiếm 10%.

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Tây Ban Nha đã vượt lên trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Trong khi đó, Italy đang có xu hướng ngày càng giảm.

Với sản phẩm xuất khẩu chủ lực là thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304, Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 2 cho thị trường EU, sau Hàn Quốc. Năm 2018, xuất khẩu dòng sản phẩm này của Việt Nam sang EU tăng 30% so với năm 2017.

Trong khi xuất khẩu thăn cá ngừ đông lạnh tăng, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang EU lại giảm trong 2018. Các mặt hàng cá ngừ chế biến khác (cá ngừ ngâm dầu đóng túi, flake cá ngừ hấp chín đông lạnh…) có xu hướng tăng. 

Cụ thể, so với năm 2017 giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 14%, trong khi cá ngừ chế biến khác tăng 77%. Việt Nam đang là nguồn cung các sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp lớp thứ 14 cho thị trường EU.

Năm 2018,  do giá cá ngừ tại Manta cao, sản lượng khai thác tại khu vực này lại giảm khiến nguồn cung bị hạn chế. Vì vậy, các nước EU có xu hướng tìm nguồn cung cá ngừ thay thế từ các nước châu Á như Trung Quốc hay Việt Nam.

VASEP dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những tháng đầu năm 2019 do sản lượng khai thác tại các vùng biển vẫn thấp. 

Bên cạnh đó, đầu năm, EU vẫn áp dụng hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu cho 25.000 tấn thăn/philê cá ngừ hấp chín từ các nước thứ 3 không có thỏa thuận thương mại với EU như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. 

Do vậy, các nước EU vẫn tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam nhất là trong bối cảnh 2 bên sắp tiến tới ký kết chính thức Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU.

Tuy nhiên, do những vướng mắc về thủ tục trong khâu nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu như hiện nay thì khó có thể tăng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU trong năm 2019. 

Tàu cá ngừ xuất khẩu Tàu cá ngừ xuất khẩu 'mặc kẹt' giữa hai thông tư Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trở lạiXuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trở lại Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ 'khốn đốn' vì hàng ách tắc tại cảng


Đức Quỳnh