|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam

12:36 | 12/12/2019
Chia sẻ
Ngày 30/6/1992, Việt Nam và Đài Loan kí Thỏa thuận thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa tại hai bên. Tháng 11 cùng năm, Đài Loan thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP HCM.

photo-1

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam

Thông tin địa chỉ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 21, Tòa nhà PVI, Số 1 Phạm Văn Bạch,  Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 3833 5501

Fax: 024 3833 6621

Email: vnm@mofa.gov.tw

Website: http://web.roc-taiwan.org/vn_vi/index.html

Trưởng đại diện: Ông Thạch Thụy Kỳ

Thông tin cơ bản về Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam

Trung Quốc từng thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ miền Nam Việt Nam (nước Việt Nam Cộng hòa) và đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn (TP HCM ngày nay), tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.

Ngày 30/4/1975 miền Nam Việt Nam được giải phóng, nước Việt Nam thống nhất, đổi tên thành "Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", Trung Quốc đóng cửa Đại sứ quán tại Sài Gòn.

Ngày 30/6/1992, Việt Nam và Đài Loan kí Thỏa thuận thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa tại hai bên.

Tháng 11 cùng năm, Đài Loan thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam tại Hà Nội và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP HCM. Năm 2013, Việt Nam thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc.

Quan hệ hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam phát triển nhanh chóng. Kể từ khi thiết lập đường bay thẳng giữa hai bên năm 1992 đến nay, nếu tính cả số lượng đầu tư gián tiếp, Đài Loan hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Tính từ năm 1988 đến tháng 6 năm 2019, Đài Loan đã có 2.645 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 31,9 tỉ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 4 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đài Loan cũng là đối tác thương mại đứng thứ 6 của Việt Nam. Thương mại hai chiều năm nay dự kiến khoảng 16,5 tỉ USD".

Theo công bố của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội, năm 2018, Đài Loan và Nhật Bản hiện là hai thị trường trọng điểm (chiếm hơn 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài).

Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là hai thị trường  tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao. Thị trường Đài Loan được đánh giá vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc. Bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động làm việc ở Đài Loan đạt 700 - 800 USD mỗi tháng.

Bên cạnh đó, hai bên còn có quan hệ giao lưu hợp tác về tài chính tiền tệ, nông ngư nghiệp, y tế, văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ...

Phùng Nguyệt