USDA hạ dự báo thương mại gạo toàn cầu trong 2019
Theo đó, sản lượng gạo thế giới trong năm mùa vụ 2019 - 2020 được dự báo giảm 0,3% so với năm 2018 - 2019 (bắt đầu từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau) xuống 497,8 triệu tấn.
Mặc dù vậy, con số này không thay đổi so với báo cáo hồi tháng 10. Nguyên nhân là phần lớn vụ mùa tại Ấn Độ đã bù đắp được vụ thu hoạch thấp ở Indonesia và Philippines.
USDA dự báo sản lượng gạo xát trong năm 2019 - 2020 của Philippines giảm 1,6% trong tháng 11 so với tháng trước xuống 12 triệu tấn.
Theo cơ quan nông nghiệp Mỹ, thương mại gạo của các quốc gia xuất - nhập khẩu gạo chính năm 2019 hầu như đều giảm trong báo cáo tháng 11.
Cụ thể, nhà nhập khẩu lớn - Philippines, được dự báo giảm 100.000 tấn so với ước tính hồi tháng 10 xuống 3 triệu tấn vì tốc độ thương mại.
Trong khi nguồn cung nội địa dư thừa cũng khiến nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong 2019 giảm 650.000 tấn so với báo cáo trước đó xuống 2,5 triệu tấn.
Các nhà nhập khẩu khác như Nigeria, Cote d'Ivoire, Benin, Bangladesh cũng được dự báo giảm khối lượng thu mua 100.000 - 300.000 tấn.
Tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vì hoạt động thu mua của chính phủ theo chương trình giá tối thiểu gia tăng và sự chậm lại đáng kể của việc bán gạo non-basmati, xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo đạt 11 triệu tấn trong 2019, giảm 800.000 tấn so với dự báo trước đó.
USDA cũng hạ dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan trong 2019 xuống 8,2 triệu tấn, giảm 500.000 tấn so với báo cáo tháng 10.
Trong khi đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn duy nhất ghi nhận thương mại gạo trong năm 2019 khởi sắc nhờ giá gạo cạnh tranh. Theo đó, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 200.000 tấn so với tháng trước lên 6,7 triệu tấn.
Xuất khẩu thóc Mỹ sang Mexico phục hồi trong 2019
Thóc là mặt hàng có khối lượng giao dịch rất mỏng. Với 2,7 triệu tấn xuất khẩu trong năm 2018, thóc chiếm khoảng 6% tổng thương mại gạo toàn cầu và bị thống trị bởi một vài nhà cung cấp.
Mỹ là nhà xuất khẩu thóc hàng đầu thế giới, theo sau là Brazil, Ấn Độ và Paraguay.
Các nhà xuất khẩu thóc hàng đầu thế giới. Nguồn: USDA.
Thóc thường được giao dịch xuyên biên giới hoặc giữa các quốc gia gần nhau vì gạo trong vỏ trấu gia tăng rủi ro kiểm dịch thực vật. Vì cần chế biến thêm, thóc thường được một số nhà nhập khẩu ưa chuộng vì giá thấp và củng cố ngành xay xác nội địa.
Mexico là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Mỹ và gần 90% khối lượng nhập khẩu là thóc. Ngoài ra, Mỹ cũng xuất khẩu thóc sang các quốc gia Mỹ Latinh khác và Libya. Mexico, trước đó, là khách hàng lớn nhất của Mỹ.
Ngay cả khi tổng thị phần của Mỹ giảm trong những năm gần đây từ 100% trong 2010 xuống khoảng 70% năm 2018, xuất khẩu thóc vẫn tương đối ổn định cho tới năm ngoái, thời điểm gạo từ Guayana và Paraguay thay thế Mỹ, và Mexico đã nhập khẩu ít đi.
Tuy nhiên, xuất khẩu thóc Mỹ sang Mexico tăng 34% so với năm ngoái lên 531.000 tấn.
Đồng thời, xuất khẩu thóc Guyana và Paraguay sang Mexico gần như đã biến mất, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Brazil cũng đã bất ngờ bỏ hoạt động thương mại gạo.
Xuất khẩu của Mexico đã giảm mạnh 75% xuống chỉ còn 145.000 tấn, chủ yếu là các chuyến hàng tới Venezuela.
Dù vậy, khi các cuộc đàm phán thương mại đã bắt đầu giữa Mexico và Brazil, sự thống trị của Mỹ trong thị trường thóc Mexico có thể một lần nữa phải đối mặt với sự cạnh tranh.