|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng dụng đặt đơn ảo PCHome 'bốc hơi', nhà đầu tư dù biết lừa đảo nhưng vẫn đâm đầu vì chữ 'tham'

16:05 | 22/04/2021
Chia sẻ
Hôm 17/4, hàng nghìn nhà đầu tư tá hỏa khi hay tin ứng dụng đặt đơn hàng ảo PCHome bất ngờ dừng hoạt động.

Khi sự việc ứng dụng Coolcat - bảo hiểm hoàn vốn 100% bị "sập" còn chưa hết nóng thì mới đây, hôm 17/4, hàng nghìn nhà đầu tư khác của PCHome - ứng dụng đặt đơn ảo, hưởng lãi suất cao cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi ứng dụng bất ngờ ngừng hoạt động.

Ra mắt vào tháng 12/2020, ứng dụng PCHome được quảng bá là ứng dụng đặt đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử và được phát triển bởi Sàn giao dịch thương mại Đài Loan. Khi tham gia, người chơi phải nạp tiền để mua cái gói ưu đãi hỗ trợ việc giật" đơn. 

Các gói hỗ trợ có giá trị từ 350.000 đồng đến 200 triệu đồng. Sau khi "giật" đơn thành công, hoa hồng sẽ được gửi về để người chơi tiếp tục. Mỗi ngày được 40 đơn thì sẽ được hưởng 3,5% hoa hồng. Sau một tháng sẽ được nhân đôi tài khoản.

Ứng dụng đặt đơn ảo PCHome "bốc hơi", nhà đầu tư dù biết lừa đảo nhưng vẫn đâm đầu vì chữ "tham" - Ảnh 1.

(Ảnh: Chụp màn hình).

Kéo dài 6 tháng, ứng dụng PCHome là một trong những app kiếm tiền tồn tại lâu nhất. Cộng thêm khoản lãi 3% - 5% mỗi tháng và hàng loạt sự kiện quảng bá rầm rộ, ứng dụng PCHome đã lấy được lòng tin của người dùng. 

Cách thức hoạt động của PCHome đã được cảnh báo rất nhiều lần trên các nền tảng mạng xã hội. Cụ thể, ứng dụng sẽ tìm cách thu hút người dùng đầu tư và đến khi cảm thấy số tiền đã đủ, những người đứng sau PCHome sẽ tiến hành khóa chiều rút và "ôm" tiền bỏ chạy, giống như các ứng dụng đặt đơn ảo đã sập khác: Shopping Mall, Golden Hand, RichN, Fun Sharing… 

PCHome có chế độ thưởng hoa hồng khi giới thiệu người mới tham gia. (Ảnh: Chụp màn hình).

Ngoài việc không nhận thức được rằng PCHome không hợp tác với bất cứ sàn thương mại điện tử nào ở Việt Nam, nhiều người chỉ vì lòng tham trỗi dậy mà đã bất chấp lao vào PCHome dù biết chắc đây là ứng dụng lừa đảo.

Ứng dụng đặt đơn ảo PCHome "bốc hơi", nhà đầu tư dù biết lừa đảo nhưng vẫn đâm đầu vì chữ "tham" - Ảnh 3.

Người quản lý PCHome ngang nhiên thừa nhận lừa đảo. (Ảnh: Chụp màn hình).

Chia sẻ với VTV, một người phụ nữ cho biết cô này đã nạp 20 triệu đồng vào ứng dụng nhưng chưa kịp nhận hoa hồng thì đã bị khóa. Các nhóm quản lý trên Zalo cũng đã giải tán. Cay đắng hơn, những người quản lý ứng dụng còn ngang nhiên nhắn tin thừa nhận lừa đảo với nội dung: “Tao lừa đảo rồi, tao không cho rút đâu”.

Điều đáng nói, một số người bất chấp cảnh báo lừa đảo trước đó vì để lao vào đầu tư với suy nghĩ "biết rút đúng lúc", thậm chí còn mời gọi họ hàng, người thân tham gia để rồi nhận cái kết đắng.

Ứng dụng đặt đơn ảo PCHome "bốc hơi", nhà đầu tư dù biết lừa đảo nhưng vẫn đâm đầu vì chữ "tham" - Ảnh 4.

Đơn tố cáo được tập hợp (Ảnh: Nhóm Zalo Lừa đảo PCHome 3 miền)

Hiện số tiền bị chiếm đoạt vẫn chưa có con số chi tiết nhưng với việc tập hợp đơn tố cáo từ hàng trăm, hàng nghìn người trên toàn quốc thì con số này có thể sẽ lên tới hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng khi gói thấp nhất có giá trị 350.000 đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vượng Phát

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.