|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani kiếm gần 7,5 tỷ USD trong một tuần

07:28 | 05/03/2023
Chia sẻ
Tỷ phú Gautam Adani từng giữ vị trí người giàu nhất châu Á và cũng là người châu Á đầu tiên đạt vị trí người giàu thứ hai thế giới. Dù vậy, sau những lùm xùm xoay quanh Tập đoàn Adani, giá trị khối tài sản ròng của ông đã giảm nhanh kể từ đầu năm 2023.

Chi phí lao động của Mỹ tăng nhanh và số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm đã tạo ra một tuần biến động với thị trường. Nhìn chung, các chỉ số đã tăng ở mức khiêm tốn kể từ phiên giao dịch ngày 24/2, với chỉ số S&P 500 tăng 1,9% và chỉ số Nasdaq Composite nặng về công nghệ tăng 2,6%.

Tuy nhiên, không phải tỷ phú nào cũng ghi nhận tin tích cực trong tuần qua. Charles Ergen, tỷ phú đồng sáng lập và chủ tịch của Dish Network, đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm 600 triệu USD trong một tuần khi giá cổ phiếu công ty truyền hình trả tiền của ông chạm mức thấp nhất trong 14 năm. Đầu tuần này, Dish Network đã tiết lộ rằng công ty đã bị tấn công bởi một cuộc tấn công ransomware vào cuối tháng 2 và dữ liệu không xác định đã bị đánh cắp.

Giá cổ phiếu Dish Network đã giảm hơn 6% vào phiên giao dịch ngày 28/2 sau khi công ty tuyên bố trong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) rằng “một số dữ liệu nhất định đã bị trích xuất” trong một vụ tấn công nhắm mục tiêu vào các hoạt động hỗ trợ khách hàng và truyền thông nội bộ. Ngoài ra, một nhà phân tích có ảnh hưởng đã hạ cấp công ty trong cùng ngày, qua đó khiến giá cổ phiếu công ty có khả năng giảm tiếp.

Ngược lại, nhiều tỷ phú khác đã trả qua một tuần êm đẹp. Giá cổ phiếu công ty bất động sản Macrotech Developers của ông trùm Ấn Độ Mangal Prabhat Lodha đã đảo ngược hướng đi từ mức thấp nhất trong 52 tuần vào phiên giao dịch ngày 24/2 với mức tăng 38% trong tuần này.

Tỷ phú Gautam Adani từng là người giàu nhất châu Á và giàu thứ hai thế giới. (Ảnh: Forbes).

Một tỷ phú Ấn Độ khác, người từng giữ vị trí người giàu thứ hai thế giới và giàu nhất châu Á, Gautam Adani, cũng chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng lên. Điều này được thúc đẩy khi nhà đầu tư GQG Partners có trụ sở tại Mỹ rót gần 1,9 tỷ USD vào 4 trong số các công ty niêm yết của Tập đoàn Adani. Khoản đầu tư này diễn ra sau một tháng khó khăn đối với Tập đoàn Adani.

Một tỷ phú khác đã có một tuần thuận lợi là Jared Isaacman. Giá trị khối tài sản ròng của ông đã tăng 18% so với tuần tước sau khi công ty xử lý thanh toán Shift4 Payments của ông báo cáo kết quả khả quan trong năm 2022, qua đó giúp nâng giá cổ phiếu lên mức cao nhất trong 52 tuần.

Dưới đây là danh sách chi tiết, theo Forbes:

Mangal Prabhat Lodha

Giá trị khối tài sản ròng hiện tại: 4,9 tỷ USD

Giá trị khối tài sản ròng tăng thêm trong tuần qua: 1,5 tỷ USD

Ông trùm bất động sản Lodha của Ấn Độ đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình tăng mạnh 44% trong tuần này sau khi công ty bất động sản Macrotech Developers có trụ sở tại Mumbai của ông được Motilal Oswald Research nâng cấp, ghi nhận sự gia tăng số lượng đơn vị nhà ở đăng ký tại Mumbai vào tháng 2.

Lodha thành lập công ty phát triển bất động sản của mình vào năm 1980 và đưa công ty lên sàn vào năm 2021. Ông bắt đầu xây nhà cho tầng lớp trung lưu ở ngoại ô Mumbai và sau đó xây Trump Tower Mumbai, một tòa nhà chọc trời căn hộ cao cấp 75 tầng. Ông và các thành viên trong gia đình sở hữu khoảng 85% cổ phần của công ty.

Gautam Adani

Giá trị khối tài sản ròng hiện tại: 42,7 tỷ USD

Giá trị khối tài sản ròng tăng thêm trong tuần qua: 7,4 tỷ USD

GQG Partners, một công ty có trụ sở tại Mỹ với số tài sản được quản lý có giá trị 92 tỷ USD, đã đầu tư tổng cộng 1,87 tỷ USD vào 4 công ty niêm yết của Tập đoàn Adani.

Động thái này đã củng cố niềm tin vào khả năng huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp hơn một tháng sau khi công ty bán khống Hindenburg Research cáo buộc Tập đoàn Adani thao túng thị trường chứng khoán và gian lận kế toán. Adani Group đã phủ nhận tất cả các cáo buộc này.

Giá cổ phiếu của Adani Enterprises, công ty hàng đầu của tập đoàn, đã tăng 43% trong tuần này. Tính riêng trong phiên giao dịch ngày 3/3, giá cổ phiếu của Adani Enterprises đã tăng gần 17%. Ngoài ra, giá cổ phiếu của Adani Ports và Special Economic Zone tăng 10%. Giá cổ phiếu Adani Ports cũng đạt mức cao nhất kể từ khi báo cáo của Hindenburg được công bố vào cuối tháng Giêng.

Jared Isaacman

Giá trị khối tài sản ròng hiện tại: 2,2 tỷ USD

Giá trị khối tài sản ròng tăng thêm trong tuần qua: 400 triệu USD

Năm 2022 là một năm tốt đẹp đối với Isaacman, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty xử lý thanh toán Shift4 Payments. Công ty đã công bố báo cáo tài chính năm 2022 trong tuần qua, với kết quả vượt qua ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu của các nhà phân tích và báo cáo doanh thu gần 2 tỷ USD cho năm tài chính 2022, tăng 46% so với năm 2021, dẫn đến giá cổ phiếu tiếp tục 25% trong tuần qua.

“Thành công mà Shift4 có được ngày hôm nay là kết quả của việc chúng tôi sớm tham gia vào thế giới thanh toán tích hợp”, Isaacman nói trong một lá thư gửi các cổ đông. “Chúng tôi đang có quan điểm tích cực đối với việc kiểm soát chi phí trong một môi trường không chắc chắn và cam kết duy trì số lượng nhân viên ổn định nhất có thể”.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.