|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ giá USD hôm nay 23/6: Tăng nhẹ trong nước

06:52 | 23/06/2022
Chia sẻ
Đồng USD đã ghi nhận thêm một phiên mất giá trong bối cảnh lo ngại gia tăng về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước đã điều chỉnh lên giá USD niêm yết tới 10 đồng.

Tăng nhẹ từ 5 - 10 đồng

Tỷ giá trung tâm hôm nay (23/6) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.101 VND/USD, tăng 12 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.408 - 23.794 VND/USD.

Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.250 VND/USD.

*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt

Ngày

Phiên sáng 23/6/2022

Thay đổi so với phiên sáng qua

Tỷ giá trung tâm (VND/USD)

23.101

12

Biên độ giao dịch (+/-3%)

22.408

23.794

Ngân hàng

Mua

Bán

Mua

Bán

Sở Giao dịch NHNN

22.550

23.250

0

0

Vietcombank

23.070

23.380

5

5

VietinBank

23.083

23.383

9

9

BIDV

23.105

23.385

10

10

Techcombank

23.094

23.380

6

6

Eximbank

23.120

23.330

10

10

Sacombank

23.093

23.615

8

5

Tỷ giá chợ đen

23.910

23.940

10

0

 Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h15 (Nguồn: PV tổng hợp) 

Sáng nay, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng giá USD sau một phiên giảm nhẹ. Cụ thể, BIDV và Eximbank cùng nâng 10 đồng ở cả hai chiều mua bán. Ngoài ra, VietinBank và Techcombank cũng lần lượt tăng 9 và 6 đồng so với mức niêm yết cùng giờ hôm qua.

Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.070 – 23.120 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.330 – 23.615 VND/USD. Trong đó, Eximbank vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất.

Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h15 sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 23.910 - 23.940 VND/USD, giá mua tăng 10 đồng còn giá bán không đổi so với mức ghi nhận giờ này sáng qua.

 Ảnh minh họa: Reuters

Giảm giá trước khi lãi suất trái phiếu kho bạc giảm

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,19 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD giảm 0,04% ở mức 1,0564. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,09% ở mức 1,2251. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,18% ở mức 136,01.

Theo Investing, đồng USD đã giảm giá do lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm trong bối cảnh nhiều lo ngại nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất cao hơn là rất "đau đớn" nhưng là phương tiện mà Fed phải dùng để làm chậm lạm phát. Trong bài phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, ông Powell cho biết dù không cố gắng tạo ra một cuộc suy thoái để đẩy lùi lạm phát nhưng Fed hoàn toàn cam kết đưa giá cả về trong tầm kiểm soát ngay. 

Đây cũng là sự kiện chính trong tuần để các nhà đầu tư có thêm "manh mối" về một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản khác liệu có chắc chắn được thực hiện trong cuộc họp tháng 7 tới của Fed hay không.

Lạm phát giá tiêu dùng của Anh đạt ngưỡng cao nhất trong 40 năm ở mức 9,1% vào tháng 5, trong khi lạm phát hàng năm của Canada đã tăng lên 7,7% vào tháng trước kể từ tháng 1/1983, chứng tỏ giá tiêu dùng đang tăng nóng hơn dự kiến.

Marc Chandler, chiến lược gia tại Bannockburn Global Forex, cho biết thị trường đang bị giằng xé giữa tin tức thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang mạnh hơn dự kiến ​​một tháng trước đó và lo ngại về sự suy thoái kinh tế sẽ diễn biến phức tạp, do không chắc chắn khi nào lạm phát sẽ đạt đỉnh.

Các chuyên gia tại ING cho rằng câu trả lời về chính sách tiền tệ nửa năm tới trước Thượng viện của ông Powell được đánh giá là sẽ khá “diều hâu”. Các loại tiền tệ đang theo chu kỳ tăng trở lại và đồng USD vẫn còn rất nhiều lực hỗ trợ.

Cũng hỗ trợ cho đồng USD là thông tin rằng Tổng thống Biden đang xem xét việc giảm thuế tạm thời đối với xăng dầu, và việc Chính phủ Mỹ sẽ sử dụng chính sách nới lỏng tài khóa của mình để giảm bớt phần nào “gánh nặng” cho người tiêu dùng do giá năng lượng cao.

Các nhà phân tích ở ING đánh giá chính sách tài khóa nới lỏng này có thể tạo thêm dư địa cho các ngân hàng trung ương vượt qua cơn bão lạm phát với tỷ lệ cao hơn và sự kết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt cùng tài khóa nới lỏng nhìn chung là tin tốt cho đồng tiền quốc gia.

Đồng euro có đà tăng giá trong những ngày gần đây do Ngân hàng Trung ương châu Âu  (ECB) có kế hoạch tăng tỷ giá để kiềm chế lạm phát. Kathy Lien, giám đốc điều hành tại BK Asset Management nhận định quyết tâm của Fed đang tạo tiền đề cho các động thái lớn hơn của các ngân hàng trung ương khác và điều đó khiến đồng euro và đô la Canada tăng cao hơn. 

Ở một diễn biến khác, đồng yen Nhật Bản vẫn đang tiếp tục mất giá, chạm mức cao nhất so với USD kể từ tháng 10/1998, cùng với đó là khoảng cách ngày càng gia tăng giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Kho bạc Mỹ.

Biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được công bố vào hôm qua cho thấy một số quan chức đang lo ngại về sự giảm giá mạnh của đồng tiền nhưng họ vẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chương trình kích thích lớn của BOJ để hỗ trợ một nền kinh tế vẫn còn yếu.

Bên cạnh đó, đồng bảng Anh cũng giảm giá sau khi lạm phát nước này tăng lên mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% vào tháng 5, được thúc đẩy bởi chi phí thực phẩm và năng lượng tăng vọt. Ngân hàng Trung ương Anh đã dự đoán rằng lạm phát có thể lên tới 11% vào tháng 10 và sau đó đã tăng lãi suất trong cuộc họp thứ năm liên tiếp vào tuần trước, nhưng điều này đã không có nhiều tác dụng cho đến nay trong việc kiềm chế lạm phát tăng cao. Lo ngại ngày càng gia tăng rằng Anh đang tiệm cận suy thoái khi tăng trưởng bị đè nặng bởi sự kết hợp của tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất ngày càng tăng để chống lại áp lực giá cả.

Ngọc Huyền