Tỷ giá USD hôm nay 22/6: Giảm nhẹ phiên thứ hai liên tiếp
Giảm giá ở nhiều ngân hàng
Tỷ giá trung tâm hôm nay (22/6) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.089 VND/USD, tăng 2 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.396 - 23.782 VND/USD.
Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.250 VND/USD.
*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt |
||||
Ngày |
Phiên sáng 22/6/2022 |
Thay đổi so với phiên sáng qua |
||
Tỷ giá trung tâm (VND/USD) |
23.089 |
2 |
||
Biên độ giao dịch (+/-3%) |
22.396 |
23.782 |
||
Ngân hàng |
Mua |
Bán |
Mua |
Bán |
Sở Giao dịch NHNN |
22.550 |
23.250 |
0 |
0 |
Vietcombank |
23.065 |
23.375 |
-5 |
-5 |
VietinBank |
23.074 |
23.374 |
9 |
9 |
BIDV |
23.095 |
23.375 |
-5 |
-5 |
Techcombank |
23.088 |
23.374 |
-3 |
-3 |
Eximbank |
23.110 |
23.320 |
-10 |
-10 |
Sacombank |
23.085 |
23.610 |
-5 |
-5 |
Tỷ giá chợ đen |
23.900 |
23.940 |
0 |
0 |
Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h (Nguồn: PV tổng hợp)
Sáng nay, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm giá USD như Vietcombank, BIDV và Sacombank với 5 đồng ở cả hai chiều mua bán. Đáng kể hơn cả là Eximbank với 10 đồng hạ tỷ giá. Riêng có VietinBank nâng 9 đồng so với mức niêm yết cùng giờ hôm qua.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.065 – 23.110 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.320 – 23.610 VND/USD. Trong đó, Eximbank vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất.
Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 23.900 - 23.940 VND/USD, giá mua và giá bán không đổi so với mức ghi nhận giờ này sáng qua.
Giảm giá chờ tin tức mới từ Fed
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,43 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,01% ở mức 1,0533. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,1% ở mức 1,2266. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,17% ở mức 136,39.
Theo Reuters, đồng USD đã ghi nhận thêm một phiên giảm nhẹ vào hôm qua trong bối cảnh tâm lý rủi ro gia tăng, nhưng vẫn duy trì đà tăng từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lập trường thắt chặt chính sách một cách quyết liệt.
Fed đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào tuần trước, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994 và thị trường hiện sẽ tập trung vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Thượng viện và Hạ viện vào hôm nay và ngày mai để có thêm thông tin về các động thái trong tương lai. Ngoài ra, sẽ có thêm tín hiệu khi 2 quan chức khác của Fed cũng sẽ phát biểu và dữ liệu nhà ở cùng doanh số bán nhà tháng 5 sẽ được công bố sáng nay.
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cảnh báo rằng kỳ vọng lạm phát của Mỹ có thể sẽ trở nên không rõ ràng nếu không có hành động đáng tin cậy của Fed. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers lại nhấn mạnh rằng để chống lại áp lực giá cả và tỷ lệ thất nghiệp thì sẽ cần phải tăng trên 5% và duy trì trong một thời gian dài.
Ở một diễn biến khác, đồng yen Nhật đã gần chạm ngưỡng thấp nhất trong 24 năm khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường chính sách tiền tệ ngay cả khi một số ngân hàng trung ương lớn đã tăng lãi suất.
Các nhà phân tích tại ING cho biết một thái độ quyết liệt của ông Powell trong bài phát biểu tới đây có thể tạo ra sự suy yếu mới đối với đồng yen Nhật. Các chuyên gia này cho rằng việc can thiệp ngoại hối không phải là một động thái chính sách dễ dàng đối với các nước G7, nhưng thật khó để cho rằng đây vẫn là lựa chọn duy nhất đối với các nhà chức trách Nhật Bản trừ khi lợi tức trái phiếu bắt đầu giảm.
Bên cạnh đó, đồng euro đã tăng nhẹ sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde xác nhận hôm thứ 2 rằng ECB đang có ý định tăng lãi suất trong tháng 7 và tháng 9 tới bất chấp những lo ngại ngày càng nhiều về việc tăng lợi suất trái phiếu ngoài khu vực kinh tế chung. Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị ở Pháp sau khi cuộc bầu cử cuối tuần vừa rồi bị treo. Chuyên gia ở ING nhận định tin tức này dường như không ảnh hưởng đến đồng euro và sẽ có nhiều rủi ro hơn đối với triển vọng khu vực đồng tiền chung.