Tỷ giá đồng Euro hôm nay 24/4: Giá Euro trong nước tiếp tục giảm
Tỷ giá Euro trong nước
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng tiếp tục giảm trong sáng nay (24/4). Khảo sát lúc 10h, Vietcombank giảm 76 đồng ở giá mua và tăng 76 đồng ở giá bán; VietinBank giảm giá mua 108 đồng và giảm giá bán 103 đồng; BIDV giảm 115 đồng ở giá mua và giảm 120 đồng ở giá bán so với mức ghi nhận cùng thời điểm hôm qua.
Bên khối ngân hàng cổ phần tư nhân, Techcombank giảm 117 đồng ở giá mua và giảm 119 đồng ở giá bán; Eximbank giảm giá mua 138 đồng và giảm giá bán 141 đồng ; Sacombank giảm 95 đồng ở giá mua và giảm 97 đồng ở giá bán.
Xu hướng giảm cũng diễn ra tại các ngân hàng nước ngoài. Sáng nay, HSBC niêm yết tỷ giá Euro ở mức 24.798 - 25.654 VND/EUR, giá mua giảm 75 đồng và giá bán giảm 78 đồng.
Hiện, tỷ giá mua Euro tại các ngân hàng được khảo sát dao động trong khoảng 24.675 - 25.118 VND/EUR còn tỷ giá bán ra trong phạm vi từ 25.482 - 26.085 VND/EUR.
Trong đó, Sacombank có giá mua Euro cao nhất trong khi Eximbank là nhà băng có giá bán thấp nhất được khảo sát.
Trên thị trường tự do, giá Euro cũng giảm trong sáng nay. Khảo sát lúc 10h, đồng Euro được mua - bán ở mức 25.350 - 25.420 VND/EUR, giá mua giảm 70 đồng trong khi giá bán giảm 100 đồng so với mức ghi nhận sáng hôm qua.
Tỷ giá Euro quốc tế
Trên thị trường quốc tế, đồng Euro ghi nhận lúc 10h20 giao dịch ở mức 1,0769 USD/EUR, giảm 0,07% so với giá đóng cửa hôm qua.
Đồng Euro tiếp tục giảm giá so với USD khi đà lao dốc của giá dầu khiến các đồng tiền tệ phụ thuộc vào loại hàng hóa này suy yếu mạnh so với đồng bạc xanh. Đồng thời, sự sụt giảm của giá dầu cũng kích thích tâm lí trú ẩn rủi ro vào đồng USD khi giới đầu tư nhận thấy kinh tế toàn cầu sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để hồi phục.
"Những bất ổn gần đây trên thị trường dầu mỏ đã bộc lộ những lo ngại tồi tệ nhất về mức độ suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra", Nguyễn Thư Lan, chuyên gia FX tại Commerzbank, cho biết.
Hiện các nhà đầu tư đang chuyển trọng tâm chú ý về cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU) về các biện pháp bù đắp thiệt hại kinh tế của đại dịch COVID-19.
Sau nhiều cuộc họp kéo dài giữa bộ trưởng tài chính các nước EU (còn gọi là Eurogroup), khối kinh tế chung vẫn bất đồng quan điểm về việc phát hành công cụ chia sẻ nợ chung, hay trái phiếu corona.