|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 công nghệ Mỹ mà Vingroup nhận chuyển giao

07:11 | 10/08/2021
Chia sẻ
Ngày 15/8, nhóm nghiên cứu sẽ khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 tại Đại học Y Hà Nội. Vắc xin này do Tập đoàn Vingroup thông qua đơn vị thành viên là Công ty cổ phần công nghệ Sinh học VinBioCare đàm phán với Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ để mua công nghệ vắc xin mRNA.

Tối 9/8, trao đổi với phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa hoc Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết đơn vị thử nghiệm bắt đầu tuyển chọn người tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng COVID-19.

Vắc xin ARCT-154 là loại vắc xin chứa RNA tự nhân bản, được cải tiến để có thể phòng chống biến thể Delta. Vắc xin này do Tập đoàn Vingroup thông qua đơn vị thành viên là Công ty cổ phần công nghệ Sinh học VinBioCare đàm phán với Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ để mua công nghệ vắc xin mRNA.

Nghiên cứu phát triển vắc xin ARCT-154 sẽ được thực hiện cả 3 giai đoạn ở Việt Nam trên người tình nguyện từ 18 tuổi trở lên. Trong đó giai đoạn 1 sẽ thực hiện tại Đại học Y Hà Nội với hơn 100 người.

Giai đoạn 2 thực hiện trên 300 người tình nguyện tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng ở các tỉnh triển khai nghiên cứu. Ở giai đoạn 3, vắc xin được triển khai tiêm thử nghiệm trên 20.600 đối tượng, gồm giai đoạn 3a (600 người tình nguyện) và 3b (20.000 người tình nguyện).

Theo kế hoạch, ngày 15/8, nhóm nghiên cứu sẽ khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 tại Đại học Y Hà Nội.

Người đăng ký tham gia thu tuyển cần đáp ứng một số điều kiện như: Trong độ tuổi từ 18-59; Không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng SARS, MERS hoặc SARS-CoV-2; Chưa từng tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Người đăng ký tham gia thử nghiệm cũng phải là người lớn khỏe mạnh, không có bệnh nền và không phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên. Người tình nguyện cũng cần đồng ý tuân thủ các quy trình của nghiên cứu và thực hiện ít nhất 8 lần thăm khám lâm sàng theo lịch trình nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội.

Trước đó, ngày 2/8, Bộ Y tế có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng COVID-19. Để sản xuất vắc xin, Vingroup sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.