|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 4 - 8/11: Khối ngoại duy trì mua ròng, tự doanh CTCK trở lại bán ròng, tập trung xả MBB, FPT và VNM

14:53 | 09/11/2019
Chia sẻ
Thống kê giao dịch tuần qua, khối ngoại mua ròng 91 tỉ đồng, trong khi bộ phận tự doanh của CTCK bán ròng 147 tỉ đồng. Hoạt động bán ròng của khối tự doanh tập trung vào MBB, HPG, VNM, FPT.

Khối tự doanh xả 147 tỉ đồng tuần qua, tập trung MBB bất chấp thông tin MBBank muốn bán 7,5% cổ phần cho NĐT nước ngoài

Thống kê giao dịch trong tuần 4 – 8/11, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 147 tỉ đồng với khối lượng 3,06 triệu đơn vị trong khi tuần trước mua ròng trăm tỉ. Trong tuần, hoạt động bán ròng của khối tự doanh diễn ra mạnh vào phiên thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm, ngược lại, các phiên còn lại ghi nhận giá trị mua ròng.

TD

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, khối tự doanh tập trung áp lực bán lên cổ phiếu MBB với giá trị cụ thể 88,46 tỉ đồng. Đầu tuần qua (4/11), ngân hàng Quân đội MBBank đã chính thức thay đổi đồng loạt nền tảng thương hiệu mới tại 300 điểm giao dịch trên toàn hệ thống sau khoảng thời gian dài lên kế hoạch và chuẩn bị.

Cũng liên quan đến cổ phiếu này, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết MBBank có kế hoạch huy động khoảng 240 triệu USD từ việc bán 7,5% cổ phần, tương đương 141,5 triệu cổ phiếu mới và 47 triệu cổ phiếu quĩ, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng này.

MBBank dự kiến chào bán cổ phiếu cho khoảng 100 nhà đầu tư nước ngoài và hiện đang làm việc với khoảng 40 nhà đầu tư nước ngoài, gồm Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc.

Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh còn bán ra mạnh cổ phiếu VNM (72,37 tỉ đồng), theo sau là HPG (58,13 tỉ đồng), FPT (50,02 tỉ đồng), GMD (40,74 tỉ đồng). Mặt khác, ghi nhận giá trị bán ra cao còn có các mã VRE (29,09 tỉ đồng), MWG (25,45 tỉ đồng), VHM (25,42 tỉ đồng) và TCB (18,68 tỉ đồng).

Trong khi đó, dẫn đầu phía mua vào là cổ phiếu EIB với giá trị 56,18 tỉ đồng. Khối tự doanh cũng mua VNM (42,95 tỉ đồng), GMD (42,31 tỉ đồng). Cổ phiếu VRE được khối này mua vào 28,2 tỉ đồng, MWG (23,56 tỉ đồng), HPG (22,24 tỉ đồng). Ngoài ra, lọt top mua vào trong tuần còn có MBB, VHM và DXG.

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, mã E1VFVN30 ghi nhận giá trị bán ra đứng Top3 là 63,47 tỉ đồng nhưng đồng thời được khối tự doanh mua vào 25,23 tỉ đồng.

Khối ngoại xuống tiền trăm tỉ vào sàn HOSE, quĩ Tundra Vietnam Fund nâng tỉ trọng VHM trong danh mục

Về giao dịch của NĐT nước noài trong tuần qua, khối ngoại mua ròng 91,3 tỉ đồng toàn thị trường với khối lượng 5,6 triệu đơn vị.

Tính riêng trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 139 tỉ đồng và khối lượng mua ròng lên đến 11,45 triệu đơn vị. Cụ thể, giá trị bán của khối này trong tuần đạt 3.115 tỉ đồng, áp đảo giá trị mua là 2.976 tỉ đồng.

HOSE

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top 10 mã có giá trị bán ròng cao nhất, khối  ngoại chủ yếu xả VNM (235,6 tỉ đồng). Mới đây, CTCP Invest Tây Đại Dương, cổ đông tổ chức lớn thứ hai tại GTNfoods, xếp sau Vinamilk, vừa công bố thông tin bán toàn bộ gần 41,3 triệu cổ phiếu GTN của CTCP GTNfoods, tương đương 16,52% vốn điều lệ.

Nếu thực hiện mua vào cổ phiếu đợt này từ Invest Tây Đại Dương, Vinamilk có thể nâng sở hữu tại GTNfoods lên 57,2% vốn điều lệ, chính thức nắm quyền chi phối công ty.

Cùng chiều bán ròng, cổ phiếu HDB và VJC lần lượt ghi nhận giá trị 27,55 tỉ đồng và 46,32 tỉ đồng. Cổ phiếu CTD của Xây dựng Coteccons bị bán ròng 30,64 tỉ đồng tuần qua.

Ngoài ra, cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng dưới 25 tỉ đồng như DXG, VCI, MSN, VCB, DBC và CII.

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài mua ròng chủ yếu hai mã "họ Vingroup" gồm VHM (142,2 tỉ đồng) và VRE (174,6 tỉ đồng) sau thông tin CTCP Vinhomes và CTCP Vincom Retail có kế hoạch mua lại cổ phiếu quĩ.

Thông tin mới nhất liên quan đến hai mã này, trong báo cáo kết quả đầu tư tháng 10 của quĩ chuyên 'đánh game' nâng hạng Tundra Vietnam Fund, danh mục quĩ tăng tỉ trọng cổ phiếu VHM, FPT đồng thời cũng hạ tỉ trọng cổ phiếu VRE và VIC.

Cùng với đó, cổ phiếu HCM của Chứng khoán HSC cũng được mua vào với giá trị 77,65 tỉ đồng.

Dòng vốn ngoại còn tìm đến các mã khác dưới 40 tỉ đồng như BID (32,41 tỉ đồng), kế đến là POW (28,38 tỉ đồng), ngoài ra còn TVS, STB, KDH, PVT và chứng chỉ quĩ E1VFVN30.

Tập trung xả PVS, NĐT nước ngoài bán ròng 21 tỉ đồng trên HNX

Thống kê trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 21,1 tỉ đồng với khối lượng 1,25 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, hoạt động bán ròng tại sàn này áp đảo trong tất cả phiên tuần qua.

HNX

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Về giá trị giao dịch cụ thể, NĐT nước ngoài bán ròng mã PVS mạnh nhất sàn HNX, đạt giá trị 9,42 tỉ đồng. Tiếp đó, khối ngoại xả cổ phiếu CEO (7,47 tỉ đồng), NDN (4,32 tỉ đồng), PTI (,59 tỉ đồng). Cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng trên 1 tỉ đồng còn có VIX, VCS và PVI. Bên cạnh đó, lọt top bán ròng còn có cổ phiếu PVC và BVS.

Ngược lại, dẫn đầu chiều mua ròng là cổ phiếu SHB với giá trị 6,64 tỉ đồng. Các cổ phiếu còn lại trong top mua ròng không mấy nổi bật khi không xuất hiện mã nào đạt giá trị từ trên 1 tỉ đồng, cụ thể gồm SHS, VC3, BAX, TIG, IDJ…

Khối ngoại bán ròng gần 27 tỉ đồng trên UPCoM, chủ yếu BSR và VEA

Tương tự tại thị trường UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng 26,5 tỉ đồng với  khối lượng 4,6 triệu đơn vị. Trong đó, ngoại trừ hai phiên đầu tuần, khối ngoại tạo áp lực xả lên thị trường vào ba phiên cuối tuần.

UPCOM

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, khối ngoại tập trung xả cổ phiếu BSR (32,56 tỉ đồng). Cùng ghi nhận áp lực bán ròng trên 10 tỉ đồng từ khối ngoại còn có VEA và STT với giá trị lần lượt là 14,53 tỉ đồng và 10,3 tỉ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư nước ngoài rút ròng khỏi mã ACV (3,49 tỉ đồng), theo sau là WSB (1,49 tỉ đồng), VLC, CTR, GVR, IDC và BSP.

Trái xu hướng với các mã trên, khối ngoại mua ròng cổ phiếu MCH và VTP nhiều nhất, giá trị tương ứng đạt 18,12 tỉ đồng và 12,63 tỉ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu QNS được khối ngoại gom 3,6 tỉ đồng, ngoài ra còn MPC, NTC, ABI, ICC, FOX và MFS.

Ánh Hường

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.