|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 23-27/4: 'Bay' 9,5 tỷ USD, Việt Nam trở thành thị trường tệ nhất châu Á

11:39 | 29/04/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán tuần 23-27/4, cả ba sàn tiếp tục giảm điểm. Nhiều phiên chứng kiến các mã trụ giảm sàn, VN-Index liên tục lao dốc.
 

Bán tháo diện rộng

Tuần 23-27/4, VN-Index đạt 1.050,26 điểm, giảm 6,2% so với tuần trước. HNX-Index đạt 122,64 điểm, giảm 7,5% và UPCoM-Index đạt 56,56 điểm, giảm 3%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tiếp tục mất thêm gần 215.000 tỷ đồng, tương ứng gần 9,5 tỷ USD.

Mở đầu tuần này, VN-Index chứng kiến khung cảnh tồi tệ khi toàn thị trường chìm trong sắc đỏ. Không những vậy, số mã giảm sàn cũng lên tới 82 mã bao gồm cả những mã trụ như BID, GAS, CTG hay PLX. Phiên tiếp theo đó, VN-Index trở lại với sắc xanh nhưng thị trường vẫn “nhuộm máu”. Số ít mã trụ như GAS, BID hay VIC và VRE trở thành cứu cánh cho chỉ số.

Lực bán tháo tiếp diễn ngay sau đó, sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo. Các mã vốn hóa vốn lớn như BVH, MSN hay các mã ngân hàng như MBB, HDB, VCB giảm sâu. VN-Index thủng mốc 1.050 điểm trước khi lấy lại mốc này trong phiên cuối tuần nhờ sự đồng thuận tăng điểm, đặc biệt ở nhóm ngân hàng và chứng khoán. Tuy vậy, tuần qua hay rộng hơn là trong tháng 4, Việt Nam trở thành 1 trong những thị trường giảm mạnh nhất khu vực châu Á

tuan 23 274 95 ty usd thoi bay viet nam tro thanh thi truong te nhat chau a Vì đâu thị trường chứng khoán Việt Nam có tháng giảm điểm sâu nhất hai năm?

Nhóm Large cap bán tháo diện rộng, tổng giá trị giao dịch trung bình đạt khoảng 7.800 tỷ đồng/phiên, giảm gần 6% so với tuần trước. Khối ngoại có xu hướng bán ròng rõ rệt. đặc biệt ở nhóm trụ với tâm điểm là VIC lên tới hơn 1.300 tỷ đồng trong các phiên trong tuần. Số ít mã như tân binh FRT được mua ròng mạnh trong hai phiên cuối tuần khoảng 655 tỷ đồng.

tuan 23 274 95 ty usd thoi bay viet nam tro thanh thi truong te nhat chau a
Thị trường chứng khoán tuần 23-27/4 (ảnh minh họa)

Trên HOSE, tân binh FRT (CTCP Bán lẻ kĩ thuật số FPT - FPT Retail) tăng mạnh nhất hơn 28%. Quý I vừa qua, FRT đạt lãi ròng 64 tỷ đồng, tăng 33% so với quý I/2017.

HHS (CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy) tăng 14%. Quý I, HHS đạt lãi ròng tăng 115%, riêng công ty mẹ tăng hơn 300% lên 42,7 tỷ đồng, thực hiện hơn nửa kế hoạch năm.

LGC (CTCP Đầu tư Cầu đường CII) sau khi tăng mạnh nhất tuần trước thì tuần này tiếp tục tăng hơn 7%. Đà tăng của cổ phiếu này diễn ra trong giai đoạn công ty mẹ CII (CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM) đăng ký mua 1 triệu cổ phần LGC từ ngày 16/4-16/5.

PNC (CTCP Văn hóa Phương Nam) tăng trở lại gần 16% sau khi lọt top giảm tuần trước gần 10%.

tuan 23 274 95 ty usd thoi bay viet nam tro thanh thi truong te nhat chau a
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 23-27/4

GAS là một trong mã trụ tác động xấu nhất lên thị trường

Về phía top giảm, VHC (CTCP Vĩnh Hoàn) dẫn đầu gần 24%. Quý I, VHC đạt lãi ròng tăng nhẹ lên gần 98 tỷ đồng.

HAR (CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền) gần 21%. HOT (CTCP Du lịch-Dịch vụ Hội An) tiếp tục nằm trong top này khi giảm 19%. KSA (CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận) giảm 18% xuống mức giá thấp 500 đồng/cp.

Đáng chú ý GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP) giảm gần 17% và là mã trụ giảm mạnh nhất tuần này. Điểm nổi bật trong Đại hội cổ đông vừa qua là việc PVN chưa thể thoái vốn tại GAS xuống 65% trong năm 2018.

tuan 23 274 95 ty usd thoi bay viet nam tro thanh thi truong te nhat chau a
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 23-27/4

Trên HNX, PCG (CTCP Đầu tư và Phát triển Gas đô thị) tăng mạnh nhất với 44% với toàn bộ các phiên đều trong sắc tím. Đà tăng trần bắt đâu từ phiên cuối tuần trước với thanh khoản đột biến lên gần 3,4 triệu đơn vị nhưng chỉ còn khoảng 2.000 -4.000 đơn vị/phiên trong tuần này.

KHL (CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long tăng 33% sau khi giảm 25% tuần trước. Tương tự, V21 (CTCP Vinaconex 21) tăng trở lại gần 19% khi tuần trước giảm hơn 26%.

Về phía top giảm, KTS (CTCP Đường Kon Tum) dẫn đầu với gần 34%. ALV (CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng ALV) giảm 17,5%. Vừa qua, ALV bị đưa vào diện không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do chậm nộp báo cáo tài chính.

L44 (CTCP Lilâm 45.4) tiếp tục trong top giảm với gần 16%. Cổ phiếu này bắt đầu giảm từ khi bị đưa vào diện cảnh báo, đứng trước nguy cơ hủy niêm yết do lỗ trong 2 năm liên tiếp. Riêng năm 2017 hơn 113 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong nhóm này, PVS (Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) giảm gần 16%.

tuan 23 274 95 ty usd thoi bay viet nam tro thanh thi truong te nhat chau a
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 23-27/4

Trên UPCoM, MNB (Tổng công ty May Nhà Bè-CTCP) tăng mạnh nhất với 75%. Mã này mới lên sàn vào ngày 24/4 với giá chào sàn 22.000 đồng/cp.

HDO (CTCP Hưng Đạo Container) tăng 50%. Quý I, HDO lỗ gần 2,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 1,3 tỷ đồng.

Về top giảm, HEC (CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II) dẫn đầu hơn 27%. VCA (CTCP Thép Vicasa) giảm 27%. Năm 2017, VCA tăng trưởng lãi ròng gấp đôi lên 64,5 tỷ đồng và mới chốt danh sách cổ đông vào ngày 26/4 để chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%.

Minh Đăng