|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh mua ròng ba phiên liên tiếp bất chấp khối ngoại xả trăm tỉ phiên giảm đầu tuần (17/2)

21:39 | 17/02/2020
Chia sẻ
Thống kê giao dịch phiên 17/2, khối tự doanh tiếp tục mua ròng trong khi khối ngoại chưa dừng xả trăm tỉ phiên giảm điểm.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 128 tỉ đồng toàn thị trường, tập trung MSN

Thị trường hồi phục dần về cuối phiên chiều nhưng xu hướng giảm giá vẫn áp đảo trong phiên hôm nay. Điển hình, toàn thị trường ghi nhận 396 mã giảm giá, 269 mã tăng giá và 167 cổ phiếu giữ giá tham chiếu.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,68 điểm (0,29%) xuống 934,77 điểm; HNX-Index giảm 0,16% xuống 109,57 điểm; UPCoM-Index giảm 0,38% xuống 56,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 231,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.238 tỉ đồng.

Về phía giao dịch khối ngoại, dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng 218 tỉ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 129 tỉ đồng với khối lượng 4,8 triệu đồng. Hoạt động bán ròng tập trung tại giao dịch cổ phiếu là 125,7 tỉ đồng và tại giao dịch chứng chỉ quĩ là 3,4 tỉ đồng.

Tự doanh mua ròng ba phiên liên tiếp bất chấp khối ngoại xả trăm tỉ phiên giảm điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trong phiên, dẫn đầu là MSN với giá trị 28,62 tỉ đồng. Cùng chiều, NĐT nước ngoài xả trên 10 tỉ đồng VIC (18,64 tỉ đồng), CTG (17,43 tỉ đồng) và NVL (10,31 tỉ đồng).

Mặt khác, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu KBC (7,91 tỉ đồng), SSI (7,1 tỉ đồng), TLG (5,59 tỉ đồng). Ngoài ra, khối ngoại bán ròng TCH, BMP và NLG.

Tự doanh mua ròng ba phiên liên tiếp bất chấp khối ngoại xả trăm tỉ phiên giảm điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 mã mua ròng, NĐT nước ngoài tập trung gom cổ phiếu VNM (8,86 tỉ đồng), theo sau là PVD (7,74 tỉ đồng). Dòng tiền còn tìm đến VCB (2,53 tỉ đồng), DGW (2,14 tỉ đồng), STB, TDH và CTD. Lọt top mua ròng còn có PLX, LDG và FPT.

Trên sàn HNX, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 3,5 tỉ đồng với khối lượng 220.710 đơn vị. Cụ thể, khối ngoại mua ròng duy nhất TIG (1,3 tỉ đồng). Ngoài ra, khối này mua SLS (520 triệu đồng), TNG (477 triệu đồng) và VCS (150 triệu đồng).

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng nhiều cổ phiếu NTP trên HNX (4,3 tỉ đồng), kế đến có SHB (733 triệu đồng), SD6 (399 triệu đồng) và S74 (245 triệu đồng).

Duy nhất tại UPCoM, khối ngoại gom 4,5 tỉ đồng cùng mua ròng 456.410 cổ phiếu. Ở chiều mua ròng, cổ phiếu QNS dẫn đầu với giá trị 3,3 tỉ đồng, tiếp đó là LPB (1,5 tỉ đồng). Với giá trị mua ròng dưới 1 tỉ đồng có cổ phiếu VTP, VGI, VHG.

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu VEA bị khối ngoại bán ròng 935 triệu đồng, ACV (419 triệu đồng) và BCM (107 triệu đồng).

Khối tự doanh mua ròng 22 tỉ đồng phiên thứ ba liên tiếp

Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận giá trị mua ròng 22,4 tỉ đồng với khối lượng 237.620 đơn vị.

Tự doanh mua ròng ba phiên liên tiếp bất chấp khối ngoại xả trăm tỉ phiên giảm điểm - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Ở phía bán ra, khối này tập trung áp lực vào cổ phiếu MBB (15,33 tỉ đồng). Bên cạnh đó, cổ phiếu ELC ghi nhận giá trị bán ra 6,08 tỉ đồng, theo sau là HPG (5 tỉ đồng), FPT (3,76 tỉ đồng) và VCB (3,54 tỉ đồng).

Mặt khác, khối tự doanh thoái vốn tại VPB (2,85 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (2,2 tỉ đồng), REE (1,64 tỉ đồng), MWG (1,04 tỉ đồng) và PC1 (1,02 tỉ đồng).

Tại phía ngược lại, khối tự doanh mua vào chủ yếu cổ phiếu TCB (11,74 tỉ đồng). Cùng chiều, khối này mua dưới 10 tỉ đồng các mã MWG (9,24 tỉ đồng), PLX (8,64 tỉ đồng), VCB (5,89 tỉ đồng).

Theo sau đó, khối tự doanh mua vào chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (5,45 tỉ đồng), VPB (5,32 tỉ đồng), STB (5,07 tỉ đồng). Một số mã lọt top mua vào trong phiên như PVD, MBB và VIC với giá trị thấp hơn.

Ánh Hường

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.