|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK trở lại mua ròng hơn 70 tỉ đồng, 'gom' MWG, MSN và HPG

06:57 | 13/08/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 13/8, khối tự doanh trở lại mua ròng 70,4 tỉ đồng phiên đầu tuần, trao tay hơn 30 tỉ đồng CCQ E1VFVN30 cho khối ngoại. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp phiên thứ 9.

Dòng tiền thông mình tìm đến ngành công nghiệp

Trong phiên hôm qua (12/8), hầu hết các nhóm cổ phiếu ghi nhận sự phân hóa khiến thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu trước khi lấy lại sắc xanh vào kết phiên. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 0,97 điểm (0,1%) lên 975,31 điểm; HNX-Index tăng 0,03% lên 102,82 điểm; UPCoM-Index giảm 0,8% xuống còn 57,91 điểm.

Nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực nhât lên chỉ số dẫn đầu là VCB kéo VN-Index giảm 0,9 điểm. Ngoài ra, SAB, VNM, VIC và CTG giao dịch kém khởi sắc khiên thị trường đi xuống.

Ngược lại, trong nhóm ngân hàng có BID và MBB đóng cửa trong sắc xanh giúp chỉ số lấy lại đà tăng. Cổ phiếu VJC, HPG và GAS cũng tăng giá là động lực tăng điểm của thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 217 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.541 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm công nghiệp, tiếp đến là nhóm bất động sản. Thanh khoản thị trường sụt giảm so với phiên trước.

Khối tự doanh trở lại mua ròng hơn  70 tỉ đồng phiên khởi sắc đầu tuần

Sau ba phiên bán ròng liên tiếp, bộ phận tự doanh CTCK trở lại mua ròng 70,4 tỉ đồng trong phiên đầu tuần với khối lượng 374.110 đơn vị.

d1

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, khối tự doanh mua vào nhiều nhất chứng chỉ E1VFVN30 (52,52 tỉ đồng), nhưng đồng thời chứng chỉ này cũng dẫn đầu chiều bán ra với giá trị 22,22 tỉ đồng.

Tại giao dịch cổ phiếu, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan ghi nhận giá trị mua 44,55 tỉ đồng, cao nhất toàn thị trường phiên hôm qua. Tiếp đó, khối tự doanh mua vào HPG và MWG lần lượt 25,57 tỉ đồng và 12,62 tỉ đồng.

Cùng chiều mua vào, cổ phiếu MBB có giá trị 7,65 tỉ đồng, VPB (2,33 tỉ đồng), FPT (1,56 tỉ đồng), EIB (1,03 tỉ đồng), ngoài ra còn VIC và PHR

Ngược xu hướng với nhóm trên, khối tự doanh bán ra cổ phiếu FPT 5,03 tỉ đồng, theo sau bởi VNM (4,23 tỉ đồng) và LCG (3,58 tỉ đồng). Mặt khác, cổ phiếu VIC bị bán ra 3,5 tỉ đồng, TCB (3,18 tỉ đồng), MBB (3,14 tỉ đồng) và MWG (3,01 tỉ đồng).

Lọt nhóm Top10 mã bị bán ra còn có HPG (2,7 tỉ đồng) và VJC (2,51 tỉ đồng).

Khối ngoại ghi nhận phiên bán ròng thứ 9 liên tiếp

Thống kê giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 18 tỉ đồng với khối lượng 1,5 triệu đơn vị. Cụ thể, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 ghi nhận giá trị bán ròng cao nhất là 30,08 tỉ đồng. Theo sau đó, khối ngoại bán ròng SGN (12,62 tỉ đồng), VCB (11,47 tỉ đồng), PHR (9,35 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu VRE được khối ngoại mua ròng nhiều nhất 11,97 tỉ đồng. Cổ phiếu ghi nhận giá trị mua ròng cao còn có PLX (11,04 tỉ đồng), HDB (10,78 tỉ đồng), BID (9,94 tỉ đồng) và KBC (7,61 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng nhẹ 267 triệu đồng, tuy nhiên khối lượng mua ròng đạt 459.715 đơn vị. Ở chiều bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài tập trung một số mã cổ phiếu VCS (10,4 tỉ đồng), TNG (3,23 tỉ đồng). Trong khi ở chiều mua ròng, PVS ghi nhận giá trị cao nhất là 10,7 tỉ đồng, kế đến là DGC (1,5 tỉ đồng).

Hoạt động mua ròng của khối ngoại áp đảo trên thị trường UPCoM với giá trị cụ thể 2,8 tỉ đồng và khối lượng 59.313 đơn vị. Các mã nổi bật được khối này mua ròng gồm NTC (2,4 tỉ đồng), QNS (1,7 tỉ đồng) và BOT (1,6 tỉ đồng). Ngược lại, áp lực bán ròng tập trung vào VEA (3,2 tỉ đồng), BCM và SAS (1 tỉ đồng).

Vợ Chủ tịch Tập đoàn Thành Nam muốn thoái toàn bộ 3,1 triệu cp TNI

Về thông báo giao dịch của lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan trong phiên đầu tuần, những mã được đăng ký mua vào gồm SMB, SKG và KDH, trong khi cổ phiếu TNI, GMD và VE1 bị đăng ký bán ra.

d

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Đáng chú ý có thông tin giao dịch của bà Vũ Thị Thu Hương, vợ ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã: TNI). Cụ thể, bà Hương đăng ký thoái tòan bộ phần vốn góp tương đương 5,86% vốn điều lệ của Tập đoàn Thành Nam.

Được biết, ngoài bà Hương hiện là cổ đông lớn của công ty, ông Nguyễn Hùng Cường cũng sở hữu 3,48 triệu cổ phiếu TNI, tương ứng 6,63% vốn cổ phần.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 14/8 đến 12/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu thoái vốn thành công, bà Vũ Thị Thu Hương sẽ không nắm giữ cổ phiếu TNI nào và không còn là cổ đông của Tập đoàn Thành Nam.

Bảo Trâm

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.