|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Từ cơn sốt phim Hàn, Châu Á thành điểm nóng cạnh tranh của các ông lớn streaming video

14:00 | 31/12/2021
Chia sẻ
Disney muốn sản xuất 50 phim và nội dung Châu Á trong 18 tháng tới, Netflix và Amazon dĩ nhiên cũng không ngồi yên.
Từ cơn sốt phim Hàn, Châu Á thành 'điểm nóng' cạnh tranh của các 'ông lớn' streaming - Ảnh 1.

Các dịch vụ streaming lớn trên thế giới ngày càng đầu tư mạnh vào thị trường Châu Á. (Ảnh: Nikkei).

Những dịch vụ streaming hàng đầu của Mỹ đang đầu tư mạnh để giành giật thị trường Châu Á. Disney đang lên kế hoạch sản xuất 50 nội dung phim và series truyền hình Châu Á cho tới thời điểm năm 2023, trong khi đó Amazon cũng đang tích cực mua các nội dung được sản xuất tại châu lục này, theo Nikkei.

Dữ liệu người xem từ Netflix, một công ty streaming khác của Mỹ, cũng khẳng định xu hướng đầu tư vào nội dung địa phương giữa các công ty cung cấp nội dung lớn. Trước đó, các công ty này vốn thường chỉ đẩy mạnh các nội dung đến từ Hollywood.

"Chúng tôi sẽ xây dựng và tiếp tục mở rộng đội ngũ sản xuất ở mỗi thị trường lõi. Tại đây, chúng tôi sẽ sản xuất nội dung trong khu vực", Luke Kang, chủ tịch thị trường Châu Á – Thái Bình Dương tại Disney, chia sẻ với Nikkei trong một bài phỏng vấn.

Ông nói thêm rằng đội ngũ địa phương của Disney đang quyết định các nội dung sẽ sản xuất và cách triển khai khi được hỏi về kế hoạch sản xuất tới 50 nội dung Châu Á độc quyền trong 18 tháng tới thông qua Disney+.

Disney vẫn đang dùng nhiều "bom tấn" Mỹ như "Star Wars" và các bộ phim Marvel để thu hút người đăng ký sử dụng kể từ khi Disney+ đi vào hoạt động hơn 2 năm trước. Dù vậy, chiến lược Châu Á mới mà ông Luke Kang đang áp dụng được xem như một bước ngoặc trong các nỗ lực marketing của hãng này.

Hồi đầu tháng 12, Amazon tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất và mua nội dung ở các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia và Singapore cho dịch vụ Prime Video vào năm tới.

Dữ liệu từ Netflix, công ty đang sản xuất nội dung tại 45 quốc gia, một lần nữa cho thấy lý do vì sao các công ty streaming lại đang hướng về tính địa phương hoá cao.

Hồi tháng 11, Netflix cho biết sẽ công bố danh sách "Top 10 on Netflix" hàng tuần trên cả phạm vi toàn cầu và cho một số thị trường cụ thể. Dữ liệu này cho thấy những nội dung được xem nhiều nhất tại mỗi quốc gia.

Từ cơn sốt phim Hàn, Châu Á thành 'điểm nóng' cạnh tranh của các 'ông lớn' streaming - Ảnh 2.

Tỷ lệ người xem các nội dung không sản xuất tại Mỹ. (Nguồn: Nikkei, Việt hoá: Thái Sơn).

Nikkei phân tích dữ liệu Netflix trong 24 tuần từ 28/6 đến 12/12. Dựa trên giả thuyết rằng các nội dung lọt vào top 10 tại mỗi quốc gia/khu vực trong từ 5 tuần trở lên là các nội dung "được xem liên tục", Nikkei xác định nơi các nội dung này được sản xuất dựa trên dữ liệu của IMDb.

13 nội dung được phân tích tại Mỹ cho thấy toàn bộ trừ Squid Game là các nội dung được sản xuất tại địa phương. Ở Nhật Bản, phim tình cảm Hàn Quốc và phim hoạt hình Nhật Bản là các nội dung được xem nhiều nhất với "Crash Landing on You" có mặt trong danh sách trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Phim tình cảm Hàn Quốc cũng rất phổ biến ở Thái Lan khi chiếm phân nửa danh sách và phần còn lại thuộc về các nội dung địa phương.

Ngược lại với người xem Châu Âu, người xem Châu Á dường như thích các nội dung được sản xuất tại khu vực của mình. Ở Anh và ở Pháp, các nội dung không được sản xuất tại Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt 20% và 31%. Ngược lại, không có nội dung Mỹ nào nằm trong danh sách phổ biến nhất trên Netflix từ 5 tuần trở lên ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

Mặc dù mùa đầu tiên của "The Good Doctor" đang có mặt trong danh sách phổ biến nhất trên Netflix tại Indonesia trong 7 tuần, các nội dung phổ biến khác đến từ các quốc gia Châu Á, điển hình là Hàn Quốc.

Cần lưu ý rằng xu hướng xem tại Châu Á thể hiện những sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá với Mỹ, ông Kang nói rằng người xem Châu Á muốn xem các nội dung có tính gần gũi với họ cao hơn.

Netflix bắt đầu đầu tư mạnh vào nội dung Châu Á vào khoảng năm 2015. Dịch vụ này có 30 triệu người đăng ký tại Châu Á – Thái Bình Dương tính đến cuối tháng 9, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp lớn và tốc độ tăng trưởng người dùng nói chung. Doanh thu từ khu vực hiện đang đóng góp 10% trong tỷ trọng tổng doanh thu Netflix trong 9 tháng đầu năm.

Từ cơn sốt phim Hàn, Châu Á thành 'điểm nóng' cạnh tranh của các 'ông lớn' streaming - Ảnh 3.

(Nguồn: Nikkei, Việt hoá: Thái Sơn).

Nội dung Châu Á cũng bắt đầu thu hút người xem trên toàn thế giới. "Squid Game" đã được xem tổng cộng 1,65 tỷ giờ trong 28 ngày đầu tiên sau khi được tung ra.

Squid Game là phim được xem nhiều nhất tại 8 thị trường Châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam và Hong Kong, trong tuần đầu phát hành. Sau đó, bộ phim này tiếp tục tăng mạnh mức độ phổ biến do được giới thiệu trên mạng xã hội và hệ thống gợi ý người xem. 

Squid Game đạt đến vị trí xem nhiều nhất ở Mỹ và Pháp trong tuần thứ hai và sau đó đạt được vị trí này ở hơn 90 thị trường khác, gồm cả Ý và Nga. Hellbound, một bộ phim Hàn Quốc khác phát sóng hồi tháng 11, cũng thu hút được nhiều sự chú ý trên toàn cầu, dù tầm ảnh hưởng không bằng Squid Game.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.