|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TS Trần Du Lịch: Tư duy 'kinh tế vùng' phải thay thế tư duy 'kinh tế tỉnh' để phát huy tiềm năng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

20:23 | 27/09/2019
Chia sẻ
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng hàng đầu của cả nước, là một cửa ngõ kinh tế và cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, vùng này đang chững lại?

Hội tụ nhiều lợi thế lẫn điểm nghẽn

Chiều 27/9, tại TP HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư – Trung tâm xúc tiến Thương mại các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tổ chức diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm trọng điểm phía Nam".

Tại sự kiện, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang hội tụ những lợi thế nổi trội và nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể, với 8 tỉnh thành, địa phương theo qui hoạch, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang đóng góp lớn nhất cả nước, với tỉ trọng cao về tăng trưởng GDP, đạt 45,4% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 42,6% tổng số thu của cả nước tính đến cuối năm 2018. 

Đây cũng là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động...

Tuy nhiên, "vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang "dừng lại" trong cuộc đua với các khu vực kinh tế khác trong cả nước", Chủ tịch VCCI nhận định.

da2fe620639584cbdd84

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Như Huỳnh.

Ông Lộc phân tích vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nước nhưng những lợi thế của vùng chưa được phát huy đầy đủ nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ.

Đặc biệt, cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá cần thiết. 

"Nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan chưa đầy đủ, còn khác nhau, thiếu liên kết vùng chặt chẽ. Trên thực tế cơ chế liên kết vùng còn lỏng lẻo và thực sự chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng", ông Lộc nói.

Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: "Chủ trương của Đảng, Chính phủ là phải liên kết vùng, tập trung nguồn lực để thực hiện đúng mục tiêu nền kinh tế động lực của cả nước. Tuy nhiên, mấy năm qua đã không thực hiện được việc liên kết, làm giảm vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước"

Dẫn chứng cụ thể, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng mặc dù thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong vùng đã tận dụng thời cơ để tham gia vào phát triển hạ tầng và xây dựng những chuỗi sản phẩm của vùng.

Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, bước đầu đã hình thành các mô hình liên kết phát triển chăn nuôi giữa các doanh nghiệp lớn trong vùng vùng với các hộ chăn nôi tại các tại các địa phường có lợi thế về nguồn nguyên liệu, tinh chế thành phẩm và phân phối sản phẩm trên địa bàn vùng dần được hoàn thiện.

"Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn nhân lực và trình độ công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp, cung ứng các vùng cũng như phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

Về thương mại, một số doanh nghiệp lớn trong vùng đã liên kết đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, tổ chức các chương trình hội chợ, bán hàng… để góp phần tiêu thụ sản phảm và cung ứng hàng hóa phụ vụ người tiêu dùng", ông Liêm cho hay.

2e41114894fd73a32aec

Toàn cảnh diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm trọng điểm phía Nam" chiều 27/9. Ảnh: Như Huỳnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quản đạt được, còn tồn tại 4 điểm nghẽn trong thực hiện liên kết vùng, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Một là, kết nối hạ tầng giao thông, vận tải còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phát huy tiềm năng của vùng.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Lao động trình độ từ cao đẳng, trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ thấp trên tổng số lao động được đào tạo, dẫn đến xảy ra tình trạng thiếu lao động, mất cân đối cung cầu trong phân bổ nguồn lao động.

Ba là, tỉ lệ nhập cư, tỉ lệ tăng dân số cơ học cao đã gây ra tình trạng quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các đô thị và khu công nghiệp.

Và bốn là chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành, lĩnh vực ưu tiên liên kết vùng do đó chưa hỗ trợ được việc lựa chọn các dự án liên kết vùng cũng như đánh giá quá trình và hiệu quả của các hoạt động liên kết.

Cần tầm nhìn bao quát cho vấn đề liên kết vùng

Chủ tịch VCCI cho rằng hiện nay chúng ta nói nhiều đến hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, buộc chúng ta đặt yêu cầu liên kết với thế giới, nhưng thực tế chúng ta lại chưa liên kết nổi với nhau.

"Muốn hội nhập thành công chúng ta phải liên kết được trong nước, muốn nói đến hội nhập quốc tế phải hội nhập tốt trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, phải liên kết tạo lan toả tốt trong các địa phương của Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải đi đầu trong liên kết, lan toả, hội nhập lẫn nhau", TS. Vũ Tiến Lộc nói.

Theo đó, Chủ tịch UBND Bình Dương cho rằng muốn thực hiện mục tiêu này, cần có một tầm nhìn bao quát. Cụ thể, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tiếp tục kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cung cấp thông tin, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng hóa.

Cần quan tâm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro, khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong mọi nghành, lĩnh vực, địa phương xóa bỏ rào cản tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực xã hội, các yếu tố sản xuất, cơ hội kinh doanh, tham gia thị trường….

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phát huy nguồn lực doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng cho vùng, trong đó tiên quyết là hệ thống giao thông logistics gắn với phát triển công nghiệp, đô thị...

66ff64cfed7a0a24536b

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp phát tiển vùng kinh tế trọng điểm phái Nam. Ảnh: Như Huỳnh.

Còn theo TS Trần Du Lịch, để phát huy tiềm năng thực sự của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có sự đổi mới mang tính đột phá về tư duy "phát triển  kinh tế vùng" thay cho tư duy "kinh tế tỉnh" thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khi lập qui hoạch vùng theo Luật qui hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển vùng trong nội dung thực hiện qui hoạch.

Bên cạnh đó, để nâng cao tính năng động của các địa phương có lợi thế phát triển ông Lịch đề nghị cho thí điểm cơ chế tự chủ ngân sách tại 4 địa phương gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu theo cơ chế giảm bớt phần lồng ghép ngân sách nhà nước giữa Trung ương và địa phương.

Đồng thời, ông Lịch cho rằng cần xem việc xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng là tiền đề của liên kết phát triển vùng và điều kiện để xây dựng các đô thị mới. 

Song song đó, trên cơ sở qui hoạch giao thông kết nối vùng và liên vùng đã được phê duyệt cần phân định cụ thể phần Trung ương đầu tư, phần do chính quyền các địa phương cùng chịu trách nhiệm. Cùng với đó, cần lập quĩ đầu tư giao thông vùng từ các nguồn ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương đóng góp, nguồn thu từ đất đô thị hóa do hệ thống giao thông tạo ra, nguồn tín dụng ưu đãi… 

"Trong tương lai, nếu giải quyết tốt, đây sẽ là nơi đến của doanh nghiệp", TS. Trần Du Lịch khẳng định.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Tổng Giám đốc VSDC: Chứng khoán Việt Nam đang chơi ở sân chơi nhỏ hẹp hơn so với hạng cân
Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, bà Tạ Thanh Bình, Tổng Giám đốc VSDC, đã chia sẻ về câu chuyện quản lý và triển khai các chính sách của thị trường chứng khoán Việt Nam.