TS Nguyễn Trí Hiếu: Cổ phiếu Lọc hóa dầu Bình Sơn có giá khoảng 23.000-25.000 đồng/cp
Việt Nam vẫn đang nhập khẩu ròng xăng dầu, Dung Quất sẽ đóng góp gì sau IPO? | |
Cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng nóng |
Chuyên gia nói gì về việc cổ phần hóa Lọc hóa dầu Bình Sơn |
Sáng 20/12 đã diễn ra Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
Tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, cổ phiếu BSR ở thời điểm IPO dự tính có giá trị thị trường ở khoảng 23.000-25.000 đồng/cp.
Điều này dựa vào lợi nhuận sau thuế ước tính tối thiểu cho cả năm 2017 khoảng 8.000 tỷ đồng, tỷ lệ P/E 10:1 dựa các nhà máy lọc dầu tương tự trên thế giới và hiệu quả kinh doanh, thị phần, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lịch sử của BSR.
Với giá 23.000-25.000 đồng/cp, ông Hiếu cho rằng mức giá này thấp hơn giá ban lãnh đạo BSR ước tính là 57.000 đồng/cp và cao hơn giá khởi điểm IPO là 14.600 đồng/cp BSR công bố mới đây.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu. |
Trước đó tại buổi hội thảo về công tác cổ phần hóa và quản trị doanh nghiệp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hồi tháng 7, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đánh giá BSR cổ phần hóa vào thời điểm này là hợp lý. Bởi Chính phủ đang có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có tầm vóc lớn; Việt Nam đang dần bước vào một nền kinh tế thị trường.
Tiến sĩ cũng tư vấn BSR cần có chiến lược kinh doanh sau IPO ít nhất từ 3 – 5 năm. Đồng thời có dự báo tài chính 3 năm, cần phải có đánh giá báo cáo tài chính độc lập.
Ngày 17/1/2018, phiên đấu giá cổ phần công khai lần đầu (IPO) BSR sẽ diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Lượng cổ phần IPO là 241,56 triệu, tương đương tỷ lệ 7,79% vốn điều lệ. Giá khởi điểm 14.600 đồng/cp, ước BSR thu về số tiền tối thiểu 3.527 tỷ đồng.
Sau IPO, BSR sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 1,51 tỷ cổ phần (49%); bán ưu đãi cho người lao động hơn 6,48 triệu cổ phần (0,21%); còn lại Tập đoàn PVN nắm giữ hơn 1,33 tỷ cổ phần (43%).