|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Trường Lộc và người nhà chủ tịch Tổng Công ty 36 sẽ trao tay 5,5 triệu cp?

14:15 | 23/10/2023
Chia sẻ
Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đăng ký bán hơn 5,5 triệu cổ phiếu G36, ước tính thu về gần 39 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ông Nguyễn Văn Hiền, em trai ông Nguyễn Đăng Giáp đăng ký mua vào khối lượng tương ứng.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Xây dựng và Thương mại Trường Lộc đăng ký bán 5.525.000 cổ phiếu G36 của Tổng Công ty 36 – CTCP với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/10 đến ngày 22/11, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.

Hiện Xây dựng và Thương mại Trường Lộc đang nắm giữ hơn 8 triệu cổ phiếu G36, tương đương tỷ lệ 7,73%. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính tổng giá trị giao dịch trên gần 38,7 tỷ đồng. 

Ở chiều ngược lại, cùng mục đích và thời gian thực hiện giao dịch, ông Nguyễn Văn Hiền, em trai Chủ tịch HĐQT 36 - ông Nguyễn Đăng Giáp, đăng ký mua 5.525.000 cổ phiếu G36. Hiện cá nhân ông Hiền đang nắm giữ hơn 100.000 cổ phiếu G36, chiếm tỷ lệ 0,1%. Về mối liên hệ, Xây dựng và Thương mại Trường Lộc là tổ chức do ông Hiền làm người đại diện pháp luật.

Trước đó, công ty Trường Lộc và ông Hiền đã từng không thực hiện giao dịch như đã đăng ký với cùng lý do giá thị trường không phù hợp. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 27/7, Trường Lộc đã không bán ra cổ phiếu G36 trong tổng số 4,5 triệu đơn vị đăng ký và ông Hiền cũng không mua vào cổ phiếu trong tổng số 4,5 triệu đơn vị đăng ký. 

Trên thị trường, sau khi tăng lên vùng giá đỉnh một năm vào đầu tháng 8, cổ phiếu G36 đang có nhịp điều chỉnh xuống còn 7.000 đồng/cp (13h15 phiên 23/10), mất 32,6% giá trị sau gần ba tháng giao dịch.

Diễn biến giá cổ phiếu G36 trong gần ba tháng vừa qua. (Nguồn: VNDirect).

Diệu Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.