|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trường Hải: Cửa nào vào thị trường xe hai bánh?

16:00 | 03/04/2018
Chia sẻ
Giữa tháng 3, thông qua lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, Công ty ô tô Trường Hải (THAco) đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới.
truong hai cua nao vao thi truong xe hai banh Trường Hải khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda tại Quảng Nam
truong hai cua nao vao thi truong xe hai banh Doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Ô tô Trường Hải: Chấp nhận thay đổi để thành công

Đó là bán, bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy. Ngoài ra, Công ty cũng sẽ bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho mô tô, xe máy, cho thuê xe động cơ. Điều này có nghĩa Trường Hải sẽ đặt chân vào thị trường xe máy.

iữa tháng 3, thông qua lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, Công ty ô tô Trường Hải (THAco) đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới. Đó là bán, bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy. Ngoài ra, Công ty cũng sẽ bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho mô tô, xe máy, cho thuê xe động cơ. Điều này có nghĩa Trường Hải sẽ đặt chân vào thị trường xe máy.

truong hai cua nao vao thi truong xe hai banh
CTCP Ô tô Trường Hải - Thaco (ảnh minh họa)

Thị trường đã phân chia

Theo nhận định của Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM), thị trường xe máy những năm qua đã ở ngưỡng bão hòa. Trong suốt 3 năm (2013-2015), chưa năm nào doanh số toàn thị trường xe máy cán mốc 3 triệu chiếc, dù 2 năm trước đó đều vượt qua con số này. Tuy nhiên, trong năm 2017, lượng xe bán được 3,27 triệu chiếc, tăng 4,8%. Đây là con số rất đáng khích lệ.

Hiện tại, thị trường xe máy Việt Nam là sân chơi của 5 tên tuổi gồm Honda, Yamaha, Piaggio, SYM và Suzuki. Theo VAMM, đây đều là các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn. Năm hãng này chiếm tới 99% thị phần và đang cung cấp cho thị trường hơn 50 mẫu xe,. Trong đó, Honda giữ ngôi đầu bảng, chiếm thị phần áp đảo 70%. Kế đó là Yamaha với khoảng 25% thị phần. Piaggio, SYM và Suzuki chia nhau thị phần còn lại.

Sự độc chiếm của dòng xe Nhật đã diễn ra từ nhiều năm nay. Chẳng hạn, năm 2016, Honda và Yamaha cùng nhau chiếm 95,9% doanh số toàn thị trường. Các hãng xe luôn ý thức Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới, nên ra sức đầu tư, tìm cách giữ chỗ tại thị trường Việt Nam. Chẳng hạn, hiểu được tâm lý người Việt thích “ăn chắc mặc bền”, các hãng xe Nhật thường tung ra thị trường những dòng xe có độ bền cao, ít hư hỏng, tiết kiệm nhiên liệu...

Chính điều này khiến người tiêu dùng Việt Nam thêm yêu thích xe máy Nhật. Một số nơi, người ta còn gọi xe máy là xe Honda. Từ đây, các hãng xe Nhật đã nắm trọn thị trường xe máy Việt. Những hãng xe gia nhập sau như Kymco, Peugeot... rất nhọc nhằn trong việc chen chân vào thị trường này.

Các hãng xe Nhật còn tỏ ra nhạy bén khi tấn công thị trường Việt Nam trên nhiều phân khúc sản phẩm, từ xe bình dân, xe tay ga đến xe côn tay, tay ga cao cấp. Ở phân khúc nào, Honda, Yamaha, Suzuki... cũng khai thác triệt để. Các hãng này gần như không chừa một chỗ trống nào cho kẻ đến sau.

Phân khúc xe tay ga hiện là miếng bánh ngon cho các hãng xe, khi chiếm đến 45% tổng lượng xe bán ra trên toàn thị trường. Ở phân khúc này, năm 2017, Honda (với các nhãn xe Lead, Air Blade, Honda SH, SH Mode) tiếp tục làm mưa làm gió khi bán ra được 1,35 triệu chiếc, tăng 13% so với cùng kỳ. Yamaha nỗ lực bám đuổi Honda. Riêng SYM, Suzuki thì dậm chân, còn tiêu thụ xe tay ga của Piaggio không mấy khởi sắc.

Ở phân khúc xe côn tay, thị trường chứng kiến cuộc đua chính của dòng xe Yamaha Exciter và Honda Winner. Xe côn tay tại Việt Nam chủ yếu ở phân khúc 150 phân khối, với các mẫu thể thao, cá tính, đánh đúng thị hiếu giới trẻ. Tuy nhiên, đại diện Yamaha từng cho biết, năm 2018, bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường phía Bắc, Yamaha sẽ ưu tiên cho phân khúc xe tay ga nhiều hơn.

Trên thực tế, cùng với thu nhập gia tăng, người tiêu dùng ngày càng có khả năng chi ra 60-80 triệu đồng/chiếc để sở hữu những mẫu xe tay ga, mô tô có nhiều tiện ích, kiểu dáng bắt mắt, thể hiện phong cách. Xu hướng dịch chuyển này, từ xe số lên tay ga, mô tô cũng là chiều hướng phát triển của những thị trường như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc.

Cửa nào cho Trường Hải?

Trường Hải không chia sẻ thông tin thêm về bước tiến công vào thị trường xe máy. Tuy nhiên, nếu Trường Hải tham gia thị trường này như cách Công ty đã kinh doanh trên thị trường ô tô, nhiều khả năng Công ty sẽ tham gia theo hình thức lắp ráp hoặc phân phối cho hãng xe nổi tiếng nào đó.

Đối với hình thức lắp ráp xe mang nhãn hiệu riêng, Trường Hải dễ vấp phải câu chuyện như Kymco từng gặp phải. Kymco là hãng xe máy nổi tiếng ở Đài Loan, bước chân vào Việt Nam khá sớm (năm 2004). Hãng này còn đầu tư 20 triệu USD thành lập nhà máy với công suất 40.000 chiếc/năm. Nhưng đến nay, sau hơn 13 năm hiện diện, Kymco vẫn chật vật trong việc tìm kiếm khách hàng. Ông Hsu Shih Chung, Tổng Giám đốc Kymco Việt Nam, từng thừa nhận: “Dù rất thành công tại Đài Loan nhưng vào Việt Nam, thị phần của chúng tôi vẫn còn hạn chế. Lý do là chúng tôi chưa chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam”. Gần đây, Kymco chuyển hướng tập trung vào các sản phẩm xe 50 phân khối dành cho học sinh, sinh viên, bà nội trợ, những người không có bằng lái xe. Với chiến lược mới này, Kymco hy vọng tình hình kinh doanh sẽ được cải thiện.

Riêng Peugeot, đến từ Pháp, từng là huyền thoại xe máy một thời ở Việt Nam cách đây 50 năm, nhưng trong lần trở lại này, Peugeot không được đón nhận nồng nhiệt. Phân khúc mà hãng này tấn công là xe tay ga cao cấp. Các mẫu xe của Peugeot như Django tuy được đánh giá là sang và đẹp nhưng Peugeot vẫn chưa tạo được dấu ấn gì đáng kể ở thị trường Việt Nam.

Rõ ràng, trong một thị trường đã phân chia và người tiêu dùng rất trung thành trong chọn lựa các mẫu xe Nhật thì Kymco, Peugeot hay sắp tới là Trường Hải sẽ không dễ dàng tìm được chỗ đứng.

Trong trường hợp Trường Hải chọn bắt tay, làm nhà phân phối cho các hãng xe khác, con đường cũng rất chông gai. Bởi những hãng sản xuất xe máy đình đám thế giới như Honda, Yamaha, Suzuki đều đã hiện diện ở Việt Nam. Tuy nhiên, Trường Hải có thể tìm kiếm cơ hội nếu bắt tay được với những tên tuổi lừng lẫy, chưa xuất hiện ở Việt Nam, như Ducati (Ý), Harley - Davidson, Kawasaki... Đây đều là những thương hiệu mô tô nổi tiếng thế giới, với động cơ mạnh mẽ, tốc độ cao. Nhưng câu chuyện của các đơn vị đi sau phải là chinh phục trái tim người tiêu dùng. Trái tim ấy đang do các hãng xe Nhật nắm giữ.

Trường Hải có thể nhảy vào mảng bảo dưỡng, sửa chữa, bán phụ tùng xe máy. Khảo sát sơ lược cho thấy, Việt Nam chưa có nhiều chuỗi trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng, bán phụ tùng xe máy chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Trong khi đó, theo số liệu thống kê, trung bình ở Việt Nam, cứ 2 người thì sở hữu 1 xe máy. Nghĩa là Việt Nam đang lưu thông khoảng 50 triệu xe. Với số lượng xe máy “khủng” đó, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy sẽ rất tiềm năng.

Lâu nay, mảng cốt lõi của Trường Hải là kinh doanh ô tô. Công ty cũng đã mở rộng hoạt động sang bất động sản và gần đây hơn là sản xuất thiết bị nông nghiệp (máy kéo). Ở các mảng này, Trường Hải đều có những kế hoạch chi tiết. Chẳng hạn, Trường Hải đã mở nhà máy và kết hợp kỹ thuật với LS Mtron, đối tác Hàn Quốc trong việc sản xuất sản phẩm thiết bị nông nghiệp. Mục tiêu của Trường Hải trong mảng thiết bị nông nghiệp là đạt 7% thị phần máy kéo Việt Nam năm 2018 và tiến tới 40% thị phần vào năm 2026.

Đối với xe máy, Trường Hải chỉ mới dừng ở đăng ký ngành nghề. Giới đầu tư vẫn cần thêm thông tin để có thể hiểu hơn chiến lược của Trường Hải trong lĩnh vực mới mẻ này.

Ngọc Thủy