Trung Quốc yêu cấp chính quyền địa phương kịp thời hỗ trợ cho trang trại nuôi heo nhiễm virus ASF
Giá thịt heo tại nhà xưởng, loại thịt phổ biến nhất của Trung Quốc, đã tăng vợt trong những tháng gần đây, trong khi dữ liệu chính thức cho thấy qui mô đàn heo của quốc gia này đa giảm gần 17% so với năm ngoái.
Mặc dù người tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới đã báo cáo 114 trường hợp bùng phát dịch tả heo châu Phi (ASF) kể từ khi dịch bệnh được phát hiện vào tháng 8 năm ngoái, nhiều người trong ngành tin rằng sự lây lan của virus gây tử vong cao ở heo nghiêm trọng hơn báo cáo chính thức.
Thứ Sáu (22/3), Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã thúc giục sở nông nghiệp các địa phương đưa ra trợ cấp tạm thời đối với trang trại nuôi heo sớm nhất có thể để giúp người chăn nuôi sản xuất trở lại.
Ngoài các biện pháp này, Bắc Kinh cũng kêu gọi chính quyền địa phương kịp thời đền bù cho các trang trại nhiễm dịch, và giúp họ cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng cường an ninh sinh học, như thêm bổ sung các thiết bị khử trùng áp suất cao.
Đồng thời, hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà sản xuất muốn mở rộng qui mô trang trại, và cảnh báo ngân hàng không trì hoãn hoặc gới hạn khoản vay cho ngành chăn nuôi.
Ảnh: Reuters.
Hạn chế về tài chính
Các biện pháp này được đưa ra sau khi dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy số heo sống giảm 16,6% so với năm ngoái vào cuối tháng 2, và số heo nái giảm 19,1%.
Bất chấp những biện pháp mới, nhiều trang trại lớn không sẵn sàng tái đàn vì lo ngại sự bùng phát mới của dịch bệnh, Reuters trích dẫn hai nguồn tin trong ngành cho biết.
Dịch ASF đã giết khoảng 90% lượng heo nhiễm bệnh và không có vacxin phòng hay chữa bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây nguy hiểm tới con người.
Sự bùng phát của dịch bệnh cũng hạn chế ngân sách địa phương. Trong nhiều trường hợp, các nhà chức trách không bù đắp cho những trang trại nhiễm virus, theo Yao Guiling, một chuyên gia phân tích tại công ty China-America Commodity Data Analytics.
Rabobank dự báo sản lượng heo của Trung Quốc sẽ giảm hơn 20% trong 2019. Điều này sẽ đe dọa khiến giá tăng cao.
Nguồn cung từ nước ngoài chỉ có tác động nhẹ trong việc thu hẹp thiếu hụt tại Trung Quốc, theo bà Yao.
"Chênh lệnh giữa khối lượng [từ nước ngoài] và sản lượng hàng năm cũng khá lớn, trên 50 triệu tấn, vì vậy giá thịt heo có thể tăng đột biến", bà nói thêm. Theo bà Yao, nguồn cung sẵn có trên toàn cầu đạt khoảng 2 triệu tấn.