|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Trung Quốc trong cơn sốt đầu tư khởi nghiệp công nghệ

07:12 | 16/12/2017
Chia sẻ
Cuộc chạy đua rót vốn vào các công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) ở Trung Quốc đã dẫn đến việc chúng bị định giá cao quá mức so với triển vọng lợi nhuận. Thực tế này làm dấy lên một số lo ngại về nguy cơ bong bóng công nghệ, theo The Wall Street Journal.
trung quoc trong con sot dau tu khoi nghiep cong nghe Trung Quốc: Từ công xưởng thế giới tới 'kinh đô' khởi nghiệp
trung quoc trong con sot dau tu khoi nghiep cong nghe Ngành công nghiệp livestream tỷ USD của Trung Quốc
trung quoc trong con sot dau tu khoi nghiep cong nghe
Hàng chục ngàn chiếc xe đạp dùng chung đỗ sai chỗ bị tịch thu và được gom về ở một sân vận động tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Shanghaiist

Cuộc chạy đua rót vốn vào các công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) ở Trung Quốc đã dẫn đến việc chúng bị định giá cao quá mức so với triển vọng lợi nhuận. Điều này làm dấy lên một số lo ngại về nguy cơ bong bóng công nghệ, theo The Wall Street Journal.

Theo công ty tư vấn Zero2IPO, các cơ quan chính phủ và các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã thành lập 1.040 quỹ đầu tư kể từ năm 2015 nằm huy động 8.000 tỉ nhân dân tệ.

Trong 11 tháng đầu năm nay, 3.418 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân và đầu tư vốn mạo hiểm ở Trung Quốc đã huy động được 1.600 tỉ nhân dân tệ (242 tỉ đô la Mỹ), cao gấp đôi so với năm 2015 và gấp 10 so với năm 2006, theo Zero2IPO. Ước tính, 12.000 công ty đầu tư ở Trung Quốc đang quản lý tổng giá trị vốn 8.500 tỉ nhân dân tệ.

Việc dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho phép các startup ở Trung Quốc duy trì hình thức hoạt động tư nhân lâu hơn, chứ không phải phải niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Một phần do một số nhà đầu tư rót vốn vào các startup này dường như không mấy quan tâm đến mức sinh lợi trực tiếp cũng như kế hoạch niêm yết của chúng trên các sàn chứng khoán.

Hai ông lớn công nghệ Alibaba và Tencent cũng đang đầu tư mạnh mẽ để thâu tóm các công nghệ mới, cách làm này sẽ giúp họ dập tắt các mối đe dọa cạnh tranh ngay từ trứng nước, đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác. Đơn cử, theo ông Martin Lau, Chủ tịch của Tencent, tập đoàn này đã đầu tư vào hơn 600 công ty khác nhau.

Tuy nhiên, hiện nay, đã có một số nhà đầu tư vốn mạo hiểm bắt đầu lo lắng về nguy cơ bong bóng đầu tư bong bóng ngành công nghệ. “Bong bóng đầu tư đang quá lớn và mức định giá của các startup ở Trung Quốc đang quá cao”, Liu Zhou, người đồng sáng lập công ty đầu tư vốn mạo hiểm Fortune Capital ở Thâm Quyến, nhận định.

Điển hình, ban đầu, các ứng dụng xe đạp dùng chung như Ofo và Mobike được khen ngợi nhờ tính tiện dụng mà chúng mang lại cho khách hàng. Tuy nhiên, giờ đây, người dân đang ngán ngẩm trước tình trạng hàng triệu chiếc xe đạp gây tắc nghẽn các thành phố.

Đối với David Su, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Trung Quốc, tình hình bắt đầu giống như bong bóng dot-com mà ông chứng khiến vào giai đoạn đầu của sự nghiệp. Ông dự báo rằng, khi một số start-up công nghệ lớn nhất bắt đầu IPO vào năm 2019, cổ phiếu của chúng có thể được bán thấp hơn so với các mức định giá hiện nay.

“Tôi lo ngại về những gì sẽ xảy ra trong 18 tháng tới. Tôi cảm thấy giai đoạn này giống như giai đoạn bong bóng dot-com từ cuối năm 2007-2001”, David Zu nói.

Theo công ty phân tích dữ liệu CB Insights, Trung Quốc chiếm ba trong số năm startup giá trị nhất thế giới gồm công ty gọi xe Didi Chuxing, hãng điện thoại thông minh Xiaomi và công ty giao đồ ăn và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu Meituan-Dianping. Công ty gọi xe Uber của Mỹ vẫn giữ vị thế startup có giá trị nhất thế giới với mức định giá 68 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, vị trí thứ năm của công ty dịch vụ chia sẻ phòng Airbnb trong bảng xếp hạng các startup giá trị nhất thế giới có thể sớm bị đe dọa sau khi công ty Beijing Bytedance Technology của Trung Quốc , chủ sở hữu của ứng dụng đọc tin Toutiao, được định giá đến 30 tỉ đô la Mỹ trong vòng gọi vốn mới đây.

Chánh Tài