|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc tiến hành cải cách 'sở hữu hỗn hợp' các doanh nghiệp nhà nước

07:16 | 22/06/2017
Chia sẻ
Theo thông tin chính thức đăng tải trên tờ China Securities Journal hôm thứ Tư (21/6), Trung Quốc đã hoàn tất 48 thương vụ cho phép vốn tư nhân đầu tư vào các công ty nhà nước bắt đầu từ ngày 20/6, một phần của chương trình cải cách “sở hữu hỗ hợp” nhằm trẻ hóa khu vực nhà nước.

Số liệu từ Sàn giao dịch Chứng khoán Bắc Kinh chỉ ra các thỏa thuận này có tổng giá trị 11,04 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,62 tỷ USD), tăng gấp 9 lần so với cùng thời điểm năm ngoái.

Việc cải cách quyền sở hữu hỗn hợp của Trung Quốc là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng nhằm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh và nợ chồng chất. Bên cạnh đó, tạo ra những tập đoàn lớn và mạnh hơn để cạnh tranh trên tầm quốc tế.

Chính phủ Trung Quốc đã phát hành các văn bản hướng dẫn trong năm 2015 nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nói rằng sẽ đóng cửa những công ty không có khả năng cạnh tranh nhất và hiện địa hóa cấu trúc chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tồn tại.

Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách sở hữu hỗn hợp trong quý III năm nay. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) công bố các doanh nghiệp nhà nước phải đưa kế hoạch cải cách của từng công ty để tham vấn rộng rãi các bên liên quan trong tháng 5 và tháng 6 năm nay.

Quan chức chính phủ cấp cao phát biểu trong buổi họp vào cuối năm ngoái rằng họ sẽ những bước đi đáng kể trong việc cải cách sỡ hữu hỗn hợp ở các ngành điện, dầu khí, khí đốt, đường sắt, hàng không dân dụng, viễn thông và quân đội trong năm nay.

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc phát biểu trong tuần trước rằng các doanh nghiệp nhà nước nên tránh khái niệm như tư nhân hóa và tư hữu hóa, nói rằng vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các công ty nhà nước đang hoạt động cần được củng cố.

Lyly Cao

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.