|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc tăng cường kiểm tra các hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực than và thép

13:49 | 25/11/2016
Chia sẻ
Trung Quốc sẽ cử đoàn kiểm tra và tiến hành xử phạt thật nặng đối với các doanh nghiệp than và thép có hoạt động mở rộng sản xuất bất hợp pháp. Đây được xem là một trong những nỗ lực của Chính Phủ để hạn chế hoạt động của hai ngành công nghiệp này.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp thép và than đã làm ăn thua lỗ trong năm 2015, Trung Quốc phát đi thông báo cam kết sẽ cắt giảm 500 triệu tấn công suất than và 100-150 triệu tấn công suất thép thô trong vòng 3-5 năm tới.

Website chính thức của Hội đồng nhà nước cho biết, mục tiêu cuối cùng của năm nay đã cơ bản hoàn thành, nhưng bên cạnh đó, một số công ty vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động một cách trái phép.

Trung Quốc lâu nay đã có những hoạt động đấu tranh để kiềm chế sự bùng nổ trong lĩnh vực thép và than đá khổng lồ của mình, tuy nhiên ở địa phương, chính quyền đôi khi vẫn làm ngơ cho các dự án mở rộng trái phép với mục tiêu tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Nhưng năm nay Bắc Kinh đã quyết định làm mạnh tay hơn, các đội thanh tra của Bộ bảo vệ Môi trường đã chỉ trích một số cơ quan cấp tỉnh và chính quyền địa phương đã không có những hành động thích đáng để kiềm chế sự phát triển của 2 lĩnh vực trên.

Những tuyên bố của Hội đồng Nhà nước cho biết sẽ lựa chọn và khuyến khích những công ty có “chất lượng cao" trong hai lĩnh vực để đẩy mạnh những nỗ lực chuyển dịch cơ cấu theo hướng sáp nhập, giữa công ty Gang Thép Baoshan của nhà nước với tập đoàn Gang Thép Wuhan.

Trung Quốc cũng sẽ công bố mức hỗ trợ tài chính và ưu đãi cho những khu vực hiện đang cố gắng để đối phó với dư thừa công suất, và sẽ hỗ trợ nhiều trong trường hợp tái sử dụng lao động bị sa thải.

Thùy Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.