|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc bám đuổi Mỹ trong cuộc đua thương hiệu doanh nghiệp

19:48 | 22/02/2021
Chia sẻ
Giá trị các thương hiệu của Mỹ vẫn lớn hơn nhiều so với Trung Quốc nhưng xu thế chung những năm qua là Trung Quốc tiến bộ thần tốc trong khi Mỹ chỉ đi ngang. Vì vậy, đất nước tỷ dân đang dần bắt kịp siêu cường số 1 thế giới.
Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong cuộc đua thương hiệu - Ảnh 1.

Trong bảng xếp hạng 500 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh năm 2021 của Brand Finance, Mỹ và Trung Quốc đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Cụ thể, hai siêu cường kinh tế này chiếm 2/3 tổng giá trị các thương hiệu trong danh sách.

Trong đó, các tên tuổi của Mỹ có giá trị cộng gộp 3.281 tỷ USD, tương đương 46% tổng số. Các con số tương ứng của phía Trung Quốc là 1.483 tỷ USD và 20,8%.

Kể từ khi Brand Finance bắt đầu công bố số liệu thống kê vào năm 2007 đến nay, tỷ trọng giá trị thương hiệu của Trung Quốc đã tăng gấp hơn hai lần. Ngược lại, tỷ trọng của Mỹ lại giảm từ 53,9% còn 46%.

Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong cuộc đua thương hiệu - Ảnh 2.

Trong bảng xếp hạng mới nhất, ở đất nước tỷ dân, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là thương hiệu giá trị nhất, mặc dù đã giảm 10% trong năm qua xuống còn 72,8 tỷ USD.

Ngoài ICBC, Trung Quốc còn một đại diện khác góp mặt trong top 10 là WeChat. Trong năm vừa qua, giá trị thương hiệu của ứng dụng nhắn tin này tăng 25% lên 67,9 tỷ USD. Đại gia điện tử Samsung của Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 5. 

Tất cả 7 cái tên còn lại trong top 10 đều thuộc về doanh nghiệp Mỹ, đó là Apple, Amazon, Google, Microsoft, Walmart, Facebook và Verizon.

Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong cuộc đua thương hiệu - Ảnh 3.

Nguồn: Brand Finance.

Trong năm COVID thứ nhất vừa qua, Trung Quốc đẩy mạnh lĩnh vực thiết kế và thi công bằng chi tiêu khổng lồ của chính phủ. Nhờ vậy mà Tổng Công ty Xây dựng Trung Quốc (CSCEC) có giá trị thương hiệu tăng 22% lên 30,4% và tìm được chỗ đứng trong top 50, doanh thu của công ty cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngược lại, các quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, lại tỏ ra kém cạnh về đầu tư cơ sở hạ tầng. Thương hiệu General Electric giảm 26% giá trị còn 18 tỷ USD và suýt nữa bị đánh bật khỏi top 100, kết thúc năm ở vị trí thứ 97. Trong năm qua, General Electric đã phải hoàn tất thoái vốn ba mảng kinh doanh là dầu và khí đốt, chiếu sáng, và vận tải.

Trong lĩnh vực bất động sản, Trung Quốc lại càng chứng tỏ được ưu thế. Toàn bộ 11 doanh nghiệp bất động sản trong danh sách top 500 của Brand Finance năm nay đều đến từ đất nước tỷ dân. 8 doanh nghiệp trong số này có giá trị thương hiệu tăng trưởng. Cái tên dẫn đầu về giá trị là Evergrande, đứng ở vị trí thứ 85 với 20,2 tỷ USD. Công ty có tăng trưởng ấn tượng nhất là Vanke khi nhảy vọt 39% lên 17 tỷ USD.

Tương tự, Trung Quốc cũng dẫn trước Mỹ trong mảng sản xuất đồ uống có cồn. Moutai (Mao Đài) ghi nhận giá trị thương hiệu tăng 15% lên 45,3 tỷ USD, đứng đầu 5 công ty rượu Trung Quốc và đứng thứ 27 trong danh sách chung.

Thương hiệu rượu Wuliangye đứng thứ 2 với giá trị 25,8 tỷ USD, tăng 24%. Yanghe là hãng rượu Trung Quốc duy nhất có thương hiệu đi xuống, giảm 8% còn 7,1 tỷ USD.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quyền

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.