Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu kỷ lục của Nga trong nửa đầu năm 2023
Việc tăng nhập khẩu dầu lên mức kỷ lục trong nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phục hồi chậm chạp.
Điều này cho thấy các biện pháp chừng phạt đối với Nga đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu, trong đó Trung Quốc nhận được lợi ích kép từ dầu thô giá rẻ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ.
Trong nửa đầu năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 11,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 15,3% so với mức trước thời điểm COVID-19, theo tính toán của Financial Times, dựa trên dữ liệu hải quan.
Ông Mukesh Sahdev, người đứng đầu bộ phận kinh doanh dầu tại Rystad Energy, cho biết dự trữ dầu thô tại Trung Quốc đang tăng lên và họ đang chuẩn bị cho đà phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm 2023.
Trung Quốc nhập khẩu 2,57 triệu thùng dầu thô/ngày từ Nga và tháng trước, phá vỡ mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 5.
Trong nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 2,13 triệu thùng dầu /ngày từ Nga, cao hơn 1,88 triệu thùng/ngày từ Arab Saudi. Do đó, Nga trở thành nguồn cung dầu thô lớn nhất của Trung Quốc từ đầu năm đến nay.
Dữ liệu hải quan của Trung Quốc ngụ ý rằng hàng nhập khẩu của Nga rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ các quốc gia OPEC+ khác kể từ khi căng thẳng địa chính trị nổ ra.
So với đơn giá dầu thô của Arab Saudi, dầu thô của Nga rẻ hơn 9 USD/thùng vào cuối năm 2022 và 11 USD/thùng vào tháng 6.
Một sự xoay trục về phía Nga dường như mang tính cơ hội hơn là một sự thay đổi mang tính hệ thống.
Ông Michal Meidan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho rằng: "“Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ dốc toàn lực vào Nga. Việc Trung Quốc giảm mua dầu của Arab Saudi và tăng mua từ Nga chỉ là ngắn hạn. Họ có xu hướng cân bằng các nguồn cung, thay vì phụ thuộc vào chỉ một quốc quốc gia”.
Các nhà phân tích tại công ty cung cấp dữ liệu thị trường Kpler đã chỉ ra động lực mạnh mẽ để các nhà máy lọc dầu Trung Quốc tiếp tục sản xuất, do lợi thế biên của họ cao hơn 3 USD/thùng so với các đối thủ châu Á.
Kpler kỳ vọng lợi thế từ nguồn nguyên liệu giá rẻ của Nga, Trung Quốc sẽ tung ra lượng lớn các sản phẩm tinh chế như xăng, dầu,..ra thị trường thế giới, tạo áp lực lên các nhà sản xuất châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản.