Trung Quốc muốn và không muốn gì từ cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều?
Tổng thống Mỹ Trump vẫn lên kế hoạch gặp ông Kim Jong-un | |
Ông Kim Jong Un tìm cảm hứng từ câu chuyện thành công của Trung Quốc và Việt Nam |
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ lâu đã ủng hộ một khu vực phi hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ưu tiên lớn nhất của Trung Quốc là ngăn chính quyền Triều Tiên sụp đổ - nếu đất nước này “gục ngã” dưới các đòn trừng phạt, công dân Triều Tiên sẽ tràn vào Trung Quốc.
Với Bắc Kinh, “một thỏa thuận hòa bình đúng đắn có thể làm yếu đi quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc, giảm nhẹ nguy cơ xung đột và dòng người tị nạn đổ về biên giới Trung Quốc, và sau cùng dẫn đến sự rút lui của quân Mỹ khỏi Hàn Quốc”, ông Fred Kempe – chủ tịch kiêm giám đốc điều hành nhóm chuyên gia cố vấn Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), cho biết.
Chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc – điều kiện tiên quyết để chính quyền ông Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân – sẽ là bước tiến quan trọng trong mục tiêu giảm thiểu tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại Đại Liên, Trung Quốc vào ngày 7 - 8/5. Nguồn: Tân Hoa Xã/Ju Peng via Getty Images. |
Trung Quốc muốn gì?
Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có chung mục tiêu đối với cuộc gặp cấp cao dự kiến vào ngày 12/6, đó là khiến Nhà Trắng nới lỏng các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, theo ông Gregory Kulacki – một chuyên gia về Trung Quốc thuộc nhóm vận động và nghiên cứu an ninh toàn cầu Union of Concerned Scientists (UCS).
“Trung Quốc và Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận của họ”, ông Kulacki cho biết. Thỏa thuận này đòi hỏi chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình nối lại quan hệ kinh tế với chính quyền Kim Jong Un nếu Triều Tiên đóng băng chương trình tên lửa và các vụ thử hạt nhân, ông lý giải.
Tuy nhiên, “để Trung Quốc hé mở cánh cửa kinh tế, các đòn trừng phạt lên Triều Tiên cần được nới lỏng, đồng nghĩa với nước Mỹ sẽ chịu nhượng bộ”, ông Kulacki nói và cho biết viễn cảnh đó sẽ là thắng lợi cho cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong Un hồi đầu tháng, ông Tập một lần nữa nhấn mạnh sự ủng hộ dành cho Triều Tiên trong việc theo đuổi quá trình phi hạt nhân hóa, trong khi ông Kim nói với Chủ tịch Tập rằng Bình Nhưỡng không cần sở hữu vũ khí hạt nhân nếu một “bên liên quan” từ bỏ “các đe dọa an ninh và chính sách thù địch” – tức ám chỉ Mỹ.
Kết quả cuộc gặp ngày 12/6 lý tưởng đối với Trung Quốc sẽ là “một cú hạ cánh nhẹ nhàng” như “Triều Tiên được phi hạt nhân hóa dần thực hiện cải cách và mở cửa xã hội vốn sẽ biến thuyết động lực kinh tế tại tiểu vùng trở nên khả thi”, giáo sư Ren Xiao tại Đại học Fudan (Thượng Hải), cho biết.
Trung Quốc không muốn gì?
Viễn cảnh về một Bán đảo Triều Tiên thống nhất là điều khiến Trung Quốc lo ngại. Nguồn: Korea Summit Press Pool/Getty Images. |
Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ thận trọng với viễn cảnh thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên – nếu Hàn Quốc và Triều Tiên hợp nhất, nhà nước mới có thể nằm dưới tầm ảnh hưởng của Mỹ.
“Nếu Tổng thống Trump xoay sở khéo léo, Trung Quốc có thể phải đương đầu với một Bán đảo Triều Tiên thống nhất, lớn mạnh hơn với vai trò là một thành trì dân chủ vững chắc và đồng minh của Mỹ”, ông Kempe cảnh báo.
Một “thỏa thuận hòa bình trong trường hợp xấu nhất” đối với Bắc Kinh sẽ là khả năng Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên tiến tới thành lập một nhóm hoặc đồng minh, giáo sư Xiao nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng điếu đó khó có khả năng xảy ra.
Vì sao Singapore được chọn tổ chức cuộc gặp lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên?
Theo các chuyên gia, Singapore là địa điểm lý tưởng để tổ chức cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà ... |