|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc mời vốn ngoại để tạo 'dopping' cho ngành công nghiệp bán dẫn

15:14 | 30/04/2018
Chia sẻ
Trung Quốc muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp bán dẫn để trở thành một trong những cường quốc thế giới về lĩnh vực này. Đây được coi là bước đi táo bạo trong bối cảnh Mỹ phản đối tham vọng bá chủ công nghệ mới của nước này, Bloomberg đưa tin.
trung quoc moi von ngoai de tao dopping cho nganh cong nghiep ban dan Dự báo doanh số bán chip trên toàn cầu sẽ đạt mức 451 tỷ USD
trung quoc moi von ngoai de tao dopping cho nganh cong nghiep ban dan EU điều tra thương vụ sáp nhập kỷ lục trên thị trường bán dẫn
trung quoc moi von ngoai de tao dopping cho nganh cong nghiep ban dan
Ảnh: Business Korea

Với nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, chính phủ nước này đã thành lập một quỹ mang tên Quỹ Đầu tư Công nghiệp Mạch tích hợp Trung Quốc với hy vọng thu hút đến 31,7 tỷ USD để hỗ trợ một loạt các công ty trong nước, từ thiết kế bộ vi xử lý đến sản xuất thiết bị, cơ quan phụ trách công nghiệp công nghệ cao cho biết.

Phát biểu với báo giới, Người phát ngôn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, giai đoạn 2 của quỹ vẫn đang thu hút vốn và chào đón các công ty nước ngoài tham gia.

Ngành bán dẫn đang là tâm điểm tranh cãi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bất đồng này làm vấn đề thuế quan căng thẳng hơn, làm giảm đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ, và cản trở sự phát triển công nghệ từ mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) đến trí tuệ nhân tạo. Chính phủ Mỹ thậm chí còn xem xét khả năng áp dụng một luật đề ra năm 1977, theo đó Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó dừng mọi giao dịch và tịch thu tài sản.

Việc Mỹ đưa Tập đoàn công nghệ ZTE của Trung Quốc vào danh sách đen trong vòng 7 năm càng khiến Trung Quốc ý thức được nhu cầu cấp thiết giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Trớ trêu thay, hành động đối với ZTE đã thôi thúc Bắc Kinh thực hiện kế hoạch thu hút 150 tỷ USD trong 10 năm nhằm đạt được vị trí dẫn đầu trong thiết kế và sản xuất chip. Tầm nhìn này khiến cả quan chức và doanh nghiệp Mỹ liên tục cảnh báo về sự phương hại đến lợi ích nước họ.

Mỗi năm Trung Quốc phải bỏ ra 200 tỷ USD nhập khẩu thiết bị bán dẫn, tương đương với giá trị nhập khẩu dầu thô. Theo PwC, nước này tiêu thụ 59% lượng chip bán ra trên thế giới, nhưng các công ty nội địa chỉ chiếm 16,2% doanh số trên toàn cầu của ngành này.

Tuy nhiên, điều khiến nước này lo ngại hơn là một nền công nghiệp bán dẫn non trẻ có thể làm suy yếu an ninh quốc gia và cản trở một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh.

Giai đoạn 1 của quỹ đã thu hút được khoảng 21 tỷ USD và hỗ trợ 20 công ty niêm yết, gồm có ZTE và công ty sản xuất chip Semiconductor Manufacturing International Corp. Nhà đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền trung ương và địa phương. Không rõ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin nước này có khiến doanh nghiệp nước ngoài quan tâm không.

Người phát ngôn bộ này nói: “Trung Quốc có một thị trường thông tin điện tử rộng lớn và chúng tôi sẽ theo đuổi con đường đổi mới và hợp tác quốc tế để có được những đột phá trong các ngành công nghiệp chủ chốt”.

Trong khi đó, đồng sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc, Jack Ma bày tỏ rằng các nước cần phá vỡ vai trò thống trị của Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Linh Phạm

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.