|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc có thể giải quyết 'quả bom' nợ trị giá 29.000 tỷ USD?

17:37 | 03/08/2017
Chia sẻ
Với tổng nợ gần 29.000 tỷ USD, Trung Quốc cần phải tiến hành một cuộc giảm đòn bẩy tài chính lớn chưa từng có.
trung quoc co the giai quyet qua bom no tri gia 29000 ty usd
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong vài năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt vụ mua lại trên toàn thế giới với trị giá chưa từng có 343 tỷ USD.

Trong đó có những phi vụ nổi bật như tập đoàn Dalian Wanda của ông Wang Jianlin, người giàu thứ hai Trung Quốc, mua lại Hollywood và công ty tài chính Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD trong năm 2016. Tập đoàn Anbang Insurance mua Waldorf Astoria, hay công ty Fosun International mua lại Club Mediterranee và Cirque de Soleil.

Tuy nhiên, khi các thương vụ này có vẻ như đang diễn ra rất thuận lợi, nhà chức trách ngân hàng của Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng điều tra chi tiết khoản cho vay đối với 4 tập đoàn, công bố tiến hành thêm các thương vụ tại nội địa và nước ngoài trị giá 75 tỷ USD bắt đầu từ năm 2016. Theo đó, 4 tập đoàn này bao gồm Dalian Wanda, Anbang, Fosun, và HNA.

Bloomberg News cho biết, hàng loạt các ngân hàng lớn của Trung Quốc giúp HNA tiến hành nhiều vụ mua lại đã dừng cung cấp các khoản vay mới.

Các nhà chức trách cũng yêu cầu Anbang bán tài sản và quỹ ở nước ngoài và thu hồi nguồn vốn trở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty cho biết hiện tại họ không có kế hoạch bán các tài sản tại nước ngoài của mình.

Nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo ra một khoản nợ khổng lồ chưa từng có dưới sự tạo điều kiện của các nhà chức trách tài chính, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng nợ chính phủ, nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp là hơn 28,8 tỷ USD, tương đương 258% GDP. Trong đó, nợ doanh nghiệp chiếm lớn nhất, khoảng 17 tỷ USD, phần lớn là những doanh nghiệp nhà nước, từ công ty thép tới than đá, xây dựng và bất động sản.

Nợ của Trung Quốc càng gia tăng, rủi ro suy giảm kinh tế càng lớn. Tới một thời điểm nào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không thể trả nợ hiện tại, và đầu tư vào các dự án mới. Nếu Trung Quốc có thể giảm sự phụ thuộc vào nợ, tăng trưởng sẽ giảm từ 6,9% trong nửa đầu năm 2017 xuống 5% vào năm 2021, số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra. Tăng trưởng có thể giảm xuống dưới 3% nếu Trung Quốc phải trải qua khủng hoảng tài chính. Điều này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, khi tăng trưởng từ Trung Quốc chiếm 1/3 trong năm ngoái, tập đoàn Nomura cho biết.

Liệu hạn chế cho vay đối với 4 tập đoàn nói trên là dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đang rất nghiêm túc về vấn đề nợ nần? Những nỗ lực tương tự đã được triển khai trong quá khứ, nhưng chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu các nhà chức trách tài chính giải quyết vấn đề vay nợ quá mức của doanh nghiệp nhà nước. Tại buổi gặp mặt ngày 14 - 15/7, Chủ tịch Trung Quốc nhận định nên ưu tiên việc ngăn chặn nợ của các doanh nghiệp nhà nước.

Trung Quốc có rất nhiều nguồn tài chính khổng lồ, gồm cả 3.000 tỷ USD giá trị dự trữ ngoại hối, để giúp ngân hàng và những công ty chìm trong nợ giải quyết rắc rối. Bên cạnh đó là 24.000 tỷ USD tiền tiết kiệm trong nước tại các ngân hàng, giúp họ không phải vay nợ nước ngoài.

Mặc dù vậy, giải quyết triệt để vấn đề phụ thuộc vào nợ của Trung Quốc sẽ yêu cầu chính phủ tự nguyện để các công ty phá sản, thay đổi nền tảng căn bản của việc huy động vốn và đầu tư vốn, chấm dứt việc định hướng các mục tiêu tăng trưởng hàng năm.

Phần lớn tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây phụ thuộc vào việc vay vốn, với số nợ tăng nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế trong vòng 5 năm qua. Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường được hỗ trợ vay vốn và chi tiêu.

Sự tự nguyện bơm tiền vào doanh nghiệp kém cạnh tranh của chính phủ đã tạo ra hàng loạt các doanh nghiệp “xác sống”. Bất chấp việc dư thừa công suất tại những ngành công nghiệp như thép, than đá, và xi măng, chính phủ thường chọn cứu trợ và bán những doanh nghiệp sắp phá sản, thay vì xóa bỏ chúng.

Trước năm 2015, thị trường trái phiếu Trung Quốc gần như không trải qua sự vỡ nào nào, và vào năm ngoái tỷ lệ này chỉ là 31% trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, số liệu từ Bloomberg Intelligence cho biết. Tỷ lệ vỡ nợ của Trung Quốc là 0,1% so với mức 2% của Mỹ. Năm 2016, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc cần phải mạnh tay loại bỏ những doanh nghiệp “xác sống” trong những ngành nghề dư thừa công suất.

Với nền kinh tế đang đi lên và xuất khẩu cải thiện, các nhà chỉ trích đang chờ đợi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn trong năm nay.

Bên cạnh đó, ngành bất động sản của Trung Quốc đang nóng lên với giá trị (gắn với GDP) hiện tại lớn hơn nhiều so với thị trường nhà đất của Mỹ tại thời điểm tăng cao nhất năm 2006. Với giá bất động sản tăng ở mức 2 con số tại các thành phố lớn trong năm ngoái, nhiều nhà đầu cơ đang từ bỏ đầu tư vào thị trường này. Số liệu từ nghiên cứu của ông Gan Li, chuyên gia kinh tế học ở trường đại học tài chính và kinh tế ở Chengdu, trên toàn Trung Quốc, có 50 triệu ngôi nhà được bán nhưng vẫn chưa có người ở. Số nhà này đủ để chứa dân số của cả Đức và Pháp gộp lại.

Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng cần phải làm nghiêm ngặt hơn về các khoản cho vay thế chấp. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xem xét việc áp thuế bất động sản nhằm ngăn chặn đầu cơ trong nhiều năm, nhưng ý tưởng này luôn bị phản đối vì những lợi ích gắn với chính trị.

Trung Quốc cần tiếp tục hiện đại hóa hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, chính phủ cũng phải giải quyết các ngành ngân hàng ngầm trị giá 9.600 tỷ USD của tổ chức tài chính không nằm trong sự kiểm soát của nhà nước.

Theo ông Xu Gao, chuyên gia kinh tế trưởng tại Everbright Securities của Trung Quốc, một trong những phản ứng phụ của chiến dịch giải quyết nợ của Chủ tịch Tập Cận Bình là những người đi vay, đặc biệt là các công ty bất động sản đã chuyển sang những dạng tài chính thay thế khác. Số liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chỉ ra, khoản cho vay ngoại bảng đã tăng 754 tỷ nhân dân tệ (tương đương 109 tỷ USD) trong tháng 3 so với tháng trước đó.

Rất khó để xác định sự quyết liệt của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giải quyết quả bom nợ doanh nghiệp. Không có lý do nào khiến Trung Quốc không thể đưa ra những chính sách cải cách toàn diện cho phép nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ từ giảm nợ xuống mức có thể kiểm soát, trong khi vẫn tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kể từ khi nợ được thanh toán từ nguồn tiền tiết kiệm trong nước, không phải đi vay từ các ngân hàng nước ngoài, chính quyền Bắc Kinh đã có cơ hội để tiến hành nhiều chính sách cải cách.

Việc tiếp tục đưa thêm tín dụng vào nền kinh tế đã trở nên không hiệu quả qua thời gian và tạo ra một sự lãng phí lớn. Ngay cả trong những nền công nghiệp mới hơn, nơi chính phủ chi nhiều vào trợ cấp và miễn thuế, vẫn có sự dư thừa công suất. Liệu Trung Quốc có thực sự cần hơn 200 nhà sản xuất xe điện và 800 nhà máy chế tạo robot? Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cần phải suy nghĩ thấu đáo trước khi ra trả lời câu hỏi này.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.