Triển vọng nhu cầu dầu 'u ám' vì khủng hoảng tiền tệ tại các nền kinh tế mới nổi
Nhu cầu dầu dự báo chạm đỉnh vào năm 2036 |
Khi giá dầu thô Brent tăng 11% tính theo đồng USD trong năm nay, giá nguyên liệu này đã tăng theo cấp số nhân nếu tính theo đồng ruble Nga, real Brazil và lira Thổ Nhĩ Kỳ … Điều này khiến chính phủ các quốc gia này phải lựa chọn hoặc trợ cấp việc mua nhiên liệu đắt đỏ, hoặc giảm tiêu thụ và chấp nhận rủi ro kinh tế, chính trị đi kèm.
Cho đến này, nhiều quốc gia mới nổi lớn đã áp dụng lại chính sách trợ giá, dù không quá tích cực như thời điểm dầu thô lên cao kỷ lục một thập kỷ trước. Trong khi sự can thiệp này có thể khiến ngân sách của các quốc gia này rơi vào tình trạng căng thẳng, nhưng điều đó cũng có nghĩa là mối đe dọa đối với nhu cầu dầu bị kiểm soát trong thời điểm hiện tại.
“Phản ứng của các quốc gia trên thị trường mới nổi rất đang để quan tâm. Trong năm nay, chúng ta sẽ thấy nhiều quốc gia đưa chính sách trợ giá trở lại. Tiền tệ là nguyên nhân lớn dẫn đến quyết định này”, ông Michael Tran, chuyên gia phân tích chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets cho biết.
Với việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh từ chối giúp các khách hàng lớn từ Mỹ tới Trung Quốc giảm tác động, Bloomberg liệt kê phản ứng của một số quốc gia mới nổi lớn khi giá nhiên liệu tăng cao, và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nga
Chỉ tiêu |
Ước tính (trong năm 2018) |
Đơn vị |
Tiêu thụ |
3,63 |
Triệu thùng/ngày |
Tăng trưởng nhu cầu |
80.000 |
Thùng/ngày |
Tiền tệ trong thập kỷ này |
- 52 |
% |
GDP |
1,8 |
% |
Giá dầu tăng, dù không quá mạnh, tính theo đồng tiền nội địa và hiện đã bất động. Sự bất động này dự kiến sẽ chấm dứt vào cuối năm, vì chính sách sửa đổi thuế xuất khẩu sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu của Nga bán nhiều sản phẩm ra nước ngoài hơn. Theo lý thuyết, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu, nhưng thực tiễn cho thấy chính phủ sẽ không để người tiêu dùng bị tác động lớn.
Brazil
Chỉ tiêu |
Ước tính (trong năm 2018) |
Đơn vị |
Tiêu thụ |
3,07 |
Triệu thùng/ngày |
Tăng trưởng nhu cầu |
- 20.000 |
Thùng/ngày |
Tiền tệ trong thập kỷ này |
- 54 |
% |
GDP |
1,8 |
% |
“Việc chính phủ can thiệp nhiều hơn vào thị trường diesel sẽ hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu trong năm nay. Tuy nhiên, sự phục hồi yếu của nền kinh tế sẽ cân bằng những lợi ích này”, ông Mara Roberts, chuyên gia phân tích dầu và khí đốt cấp cao tại BMI Research cho biết. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, ô tô của Brazil có thể chuyển sang sử dụng ethanol nhiều hơn, điều này cũng có thể khiến nhu cầu nhiên liệu tinh chế tại đây giảm khi giá tăng, theo Warren Patterson, chuyên gia phân tích chiến lược tại ING.
Trung Quốc
Chỉ tiêu |
Ước tính (trong năm 2018) |
Đơn vị |
Tiêu thụ |
12,87 |
Triệu thùng/ngày |
Tăng trưởng nhu cầu |
470.000 |
Thùng/ngày |
Tiền tệ trong thập kỷ này |
0,8 |
% |
GDP |
6,5 |
% |
Trong những năm gần đây, sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc trên thị trường dầu chủ yếu xoay quanh việc tránh giá biến động, thay vì cố bảo vệ người tiêu dùng khỏi mức giá cao. Đồng tiền Trung Quốc phần lớn theo sát đồng USD và tăng trưởng kinh tế vẫn tốt, vượt qua các nền kinh tế lớn khác. Mặc dù vậy, một cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế và báo cáo tăng trưởng nhu cầu năm 2018 của IEA cho thấy nhu cầu giảm khoảng 1/5 so với ước tính trong năm 2017.
Thái Lan
Chỉ tiêu |
Ước tính (trong năm 2018) |
Đơn vị |
Tiêu thụ |
1,44 |
Triệu thùng/ngày |
Tăng trưởng nhu cầu |
19.000 |
Thùng/ngày |
Tiền tệ trong thập kỷ này |
0,1 |
% |
GDP |
4,2 |
% |
Kể từ tháng 12/2010, chính phủ Thái Lan đã cố định giá diesel ở khoảng 30 baht/lít (tương đương 0,9 USD/lít). Mặc dù chi tiêu trợ cấp chính phủ đang giảm dần, quốc gia này vẫn đang dùng khoảng 30 tỷ baht để hấp thụ 50% của bất kỳ sự gia tăng nào của giá dầu bán lẻ trong năm nay.
* Dữ liệu tiêu thụ và ước tính tăng trường đều cho năm 2018, và đến từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Biến động tiền tệ trong thập kỷ này và dự báo tăng trưởng kinh tế trong nay được Bloomberg tổng hợp.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/