|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mẫu tử đấu đá trong tập đoàn bất động sản bậc nhất Hong Kong: 6 con trai chia 2 phe vì chia của không đều

14:35 | 25/07/2019
Chia sẻ
Cuộc chiến pháp lí của một trong những gia tộc giàu nhất Hong Kong dẫn tới sự hình thành của hai phe, trong đó người mẹ đứng đầu một phe.

Mâu thuẫn vì quyền lợi không đồng đều

Cố doanh nhân La Ưng Thạch và bà vợ La Đỗ Lị Quân thành lập Great Eagle vào năm 1962 với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản, khách sạn và vật liệu xây dựng. Sau khi phát triển mạnh mẽ trong 10 năm, công ty phát hành chứng khoán.

Gia tộc họ La lọt vào tầng lớp những gia đình tỉ phú USD và hưởng sự trọng vọng bậc nhất Hong Kong. Hiện nay, theo Sohu, các thành viên gia tộc họ La đang điều hành 10 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, có tổng giá trị thị trường gần 11,5 tỷ USD.

La Gia Thụy, con trai thứ ba, và La Khang Thụy, con trai thứ tư, đều giữ chức chủ tịch của các công ty niêm yết. Trong ngành bất động sản Hong Kong, họ đều có ảnh hưởng lớn.

Hồi năm 2017, tạp chí Forbes ước tính khối tài sản của gia đình họ La có trị giá khoảng 5,3 tỷ USD. Thương hiệu bất động sản nổi tiếng nhất của họ là Langham.

La Gia Thuy

Doanh nhân La Gia Thụy, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Great Eagle. Ảnh: SCMP

Đôi vợ chồng doanh nhân họ La có 6 con trai và 3 con gái. 6 con trai lần lượt là La Khổng Thụy, La Húc Thụy, La Gia Thụy, La Khang Thụy, La Ưng Thụy và La Khởi Thụy.

Năm 1984, tỷ phú La Ưng Thạch và vợ La Đỗ Lị Quân lập một quỹ ủy thác tại công ty HSBC International Trustee, nhưng chỉ đưa 6 người con của họ vào danh sách thụ hưởng tài sản gia đình. 

Những người không có tên trong danh sách gồm La Ưng Thụy (con trai thứ năm), La Tuệ Kỳ (con gái thứ hai) và La Hồng Tuyền (con gái thứ ba). La Ưng Thụy là một bác sĩ nổi tiếng ở Hong Kong.

Con trai thứ ba La Gia Thụy, vốn là bác sĩ thú y nổi tiếng bên Mỹ, nắm quyền điều hành tập đoàn với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị khi tỉ phú La Ưng Thạch qua đời vào năm 2006. Chức Phó tổng giám đốc điều hành thuộc về La Khởi Thụy, người con trai út.

La Do LI Quan

Bà La Đỗ Lị Quân, mẹ của ông La Gia Thụy. Ảnh: SCMP

Những thành viên khác của gia đình trong hội đồng quản trị gồm con trai cả La Khổng Thụy, con gái lớn La Tuệ Đoan, các con trai La Gia Thụy, La Tuấn Khiêm.

Con trai thứ tư La Khang Thụy và con trai thứ năm La Ưng Thụy cũng là cổ đông của Great Eagle, nhưng không thuộc Hội đồng quản trị công ty.Hai phe hình thành trong gia tộc

Sự phân bố quyền lực và quyền quản lý tài sản giữa các thành viên trong gia tộc họ La không đồng đều, khiến mâu thuẫn bùng phát giữa các anh, chị, em. Mâu thuẫn tích tụ, đẩy họ về hai phe.

Một phe do bà La Đỗ Lị Quân đứng đầu, với sự hậu thuẫn của các con cả La Khổng Thụy, con thứ hai La Húc Thụy và con út La Khởi Thụy.

Phe kia gồm con thứ ba La Gia Thụy, con thứ tư La Khang Thụy và con thứ năm La Ưng Thụy (không có tên trong danh sách thụ hưởng tài sản).

Tỉ phú La Ưng Thạch lập quỹ ủy thác tại công ty HSBC International Trustee vì muốn đảm bảo rằng Great Eagle sẽ không thuộc về một hoặc hai người con, mà các thành viên trong gia đình đều hưởng lợi một cách công bằng.

Bất chấp nỗ lực của ông, mâu thuẫn trong gia đình họ La ngày càng trở nên sâu sắc. Bà La Đỗ Lị Quân mâu thuẫn với con trai La Gia Thụy. Ông La Gia Thụy liên tục thu mua cổ phiếu của tập đoàn trong nhiều năm và có thời điểm ông sở hữu tới 27% cổ phần.

Quỹ ủy thác mà HSBC International Trustee quản lí sở hữu khoảng 33% cổ phần Great Eagle. Sợ La Gia Thụy tiếp tục thu mua cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty, bà La Đỗ Lị Quân yêu cầu quỹ mua cổ phiếu để nâng cổ phần quỹ nắm lên trên mức 33%.

Ý định của bà La Đỗ Lị Quân là ngăn ông La Gia Thụy trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Nỗi sợ của La Đỗ Lị Quân là ông La Gia Thụy có thể loại các thành viên gia đình mà ông không ưa ra khỏi Hội đồng quản trị Great Eagle.

Luân Thường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.