|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tỷ phú dệt may mất hết tài sản, phải thuê nhà do tranh chấp với con

10:51 | 11/02/2019
Chia sẻ
Sau khi trao quyền điều hành tập đoàn cho con trai, một tỷ phú dệt may lâm vào tình cảnh khó khăn tài chính khi mâu thuẫn với con bùng phát.

Raymond là một trong những nhà sản xuất comle len với chất lượng cao nhất thế giới. Vijaypat Singhania - người sáng lập tập đoàn - đã tạo nên thương hiệu comple len nổi tiếng khắp Ấn Độ từ một xưởng dệt may nhỏ. Ngày nay, Raymond còn đầu tư vào xi măng, sữa và công nghệ.

Tranh chấp bùng phát sau khi tỷ phú trao tập đoàn cho con

Năm 2015 trước, Vijaypat Singhania đã trao 37% cổ phần chi phối của ông cho con trai Gautam Hari Singhania, đồng nghĩa với việc ông trao quyền điều hành tập đoàn. Và bây giờ, tranh chấp giữa ông và con trai trở thành đề tài nóng hổi của giới truyền thông Ấn Độ.

ty phu det may mat het tai san phai thue nha do tranh chap voi con
Cựu tỷ phú Vijaypat Singhania (người mặc áo đỏ) và con trai Gautam. Ảnh: India Tribune

Một số báo và kênh truyền hình đưa tin Vijaypat, nhà tài phiệt một thời, giờ đây vật lộn để sống qua ngày do khó khăn tài chính. Người đàn ông 81 tuổi đã nộp đơn kiện lên Tòa thượng thẩm Bombay để đòi quyền sở hữu một căn hộ trong khu phức hợp 36 tầng JK House trên khu đồi Malabar thuộc thành phố Mumbai - trung tâm tài chính của Ấn Độ. Đây là căn hộ mà lẽ ra ông được nhận theo một văn bản hòa giải tranh chấp gia đình vào năm 2007. Luật sư của ông nói với tòa án rằng tình hình tài chính của ông rất khó khăn.

"Ông ấy không còn xe hơi và tài xế riêng, đồng thời ông ấy phải thuê một ngôi nhà tập thể ở thành phố Mumbai để sống", vị luật sư nói.

"Đỉnh cao của sự ngu dốt"

Vijaypat kể rằng hai nhân viên của Raymond quản lý các giấy tờ sở hữu căn hộ, tài khoản ngân hàng và nhiều giấy tờ cá nhân khác của ông. Nhưng do sự sắp xếp của con trai, hai người này biến mất khiến ông không thể tiếp cận những văn bản đó. Theo ông, Gautam không đồng ý để cha tuổi nhận căn hộ vì giá thị trường của nó lên tới hàng chục triệu USD, trong khi giá thỏa thuận trong văn bản hòa giải thấp hơn nhiều.

Khi căng thẳng dâng cao, Hội đồng quản trị tập đoàn Raymond cáo buộc Vijaypat dùng từ ngữ tục tĩu trong các thư dành cho tập đoàn, đồng thời tước danh hiệu "Chủ tịch danh dự" đối với ông. Vị tỷ phú một thời kể rằng Hội đồng quản trị ép ông rời khỏi văn phòng và bỏ các tài sản của ông. Vijaypat đang xem xét khả năng vận dụng một luật mà theo đó, cha, mẹ có thể lấy lại tài sản mà họ trao cho con, cháu nếu họ mất khả năng trang trải những nhu cầu cơ bản.

ty phu det may mat het tai san phai thue nha do tranh chap voi con
Gautam Hari Singhania, Chủ tịch tập đoàn Raymond, cáo buộc cha lợi dụng chức vụ để bòn rút tài sản của tập đoàn. Ảnh: bloombergquint.com

"Giao tập đoàn cho Gautam là quyết định dại dột nhất của tôi và giờ đây tôi sẽ nỗ lực để giành lại quyền điều hành. Từ bài học của bản thân, tôi khuyên các phụ huynh không trao hết tài sản cho con khi chúng ta còn sống", ông bình luận.

Quan điểm của người con trai

Gautam tuyên bố ông sẵn sàng đàm phán với cha để giải quyết mọi mâu thuẫn. Trong một cuộc phỏng vấn với Economic Times, Gautam nói rằng ông đang nỗ lực biến Raymond trở thành một doanh nghiệp mà các nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ điều hành mọi hoạt động hàng ngày.

"Vai trò chủ tịch tập đoàn Raymond của tôi khác xa vai trò con trai của ông ấy. Cha tôi lợi dụng tư cách thành viên hội đồng quản trị để lấy tài sản của tập đoàn. Tôi chỉ là nạn nhân và tôi chẳng làm gì sai", Gautam phát biểu.

Vị chủ tịch 53 tuổi khẳng định phong cách điều hành mới của ông đã tạo ra sự thay đổi ngoạn mục cho tập đoàn.

"Tình hình đã chuyển biến rất nhanh từ khi tôi nhận cổ phần chi phối từ cha. Tôi có thể áp dụng nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng mà trước đây tôi không thể thực hiện", ông nhấn mạnh.

Lợi nhuận của Raymond tăng tới 50% trong quý II năm ngoái và tập đoàn mở thêm một nhà máy tại Ethiopia. Tập đoàn đang xuất khẩu hàng sang 55 quốc gia.

Xem thêm

Kim Cương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.