Trong tuần đầu tiên của tháng 7, thị trường chứng khoán có 26 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức. Masan Consumer là đơn vị trả cổ tức tiền mặt cao nhất với tỷ lệ 55%.
MSB dự kiến sẽ phát hành 600 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, giúp vốn điều lệ tăng từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng, lọt vào top 15 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất.
Eximbank dự kiến chia cổ tức theo tỷ lệ 10%, trong đó cổ tức tiền mặt là 3% và cổ tức bằng cổ phiếu là 7%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014 mà nhà băng này tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt.
ACB là ngân hàng thứ 4 công bố thời điểm trả cổ tức tiền mặt trong những tuần gần đây. Dự kiến 3.884 tỷ đồng sẽ đến tay cổ đông ngân hàng này vào ngày 13/6.
Trong năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông lên tới 144.000 tỷ đồng, trong đó hơn 26.000 tỷ là tiền mặt.
Theo chuyên gia với mặt bằng định giá đang ở mức hợp lý và lại có câu chuyện trả cổ tức bằng tiền mặt thì cổ phiếu ngân hàng sẽ là cơ hội hấp dẫn cho dòng tiền của nhà đầu tư.
VIB dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12,5%, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 17% và phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên với tỷ lệ 0,44%.
VIB cho biết ngày đăng ký cuối cùng để nhận tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 6% là 22/1. Dự kiến số tiền mà VIB bỏ ra để chia cổ tức là hơn 1.500 tỷ đồng.
Ngân hàng VIB sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 12/12 để lấy ý kiến về việc tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 6%. Trong năm 2023, VIB đã phân phối cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%.
VPBank vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 10/11. Vào ngày 20/11, ngân hàng sẽ thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.