TQ tạm ngưng nhập gạo của 3 doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp gạo Việt Nam vẫn thụ động với thị trường Philippines dù nhu cầu lớn |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm ngay đầu năm Mậu Tuất | |
Xuất khẩu 'gạo ngon' tiếp tục chiếm ưu thế | |
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tiếp tục 'rơi' xuống thấp nhất ba tuần |
Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An cho biết tại Hội nghị Tham tán thương mại 2018 do Bộ Công thương tổ chức ngày 26/2 tại TP.HCM và được báo Dân Việt dẫn lại.
Theo đó, trong số các doanh nghiệp Việt Nam được phía Trung Quốc cấp phép xuất khẩu gạo vào thị trường này, đã có 3 doanh nghiệp bị tạm dừng việc kinh doanh tại thị trường này.
Thiếu thông tin nên doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Ảnh: Dân Việt |
Ông Hồng cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường lớn của xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và mặt hàng lúa gạo nói riêng, tuy nhiên, quốc gia này cũng đang thay đổi nhiều chính sách về xuất nhập khẩu, siết chặt các vấn đề về quản lý chất lượng, bảo hộ sản xuất trong nước cũng như hạn chế mậu dịch biên giới… Việc này đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động thương mại giữa hai bên, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Vấn đề lớn hơn nữa là do thiếu thông tin, doanh nghiệp không thể tận dụng các cơ hội phát triển kinh doanh hoặc phải vướng vào các vấn đề kiện tụng, tranh chấp hoặc bị trả hàng về, gây tổn thất lớn cho cả doanh nghiệp và quốc gia.
Trước đó, vào tháng 5/2016, Bộ NN-PTNT Việt Nam đã cùng Tổng cục Giám sát chất lượng kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo đó, các lô gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch và được xông hơi, khử trùng để đảm bạo loại trừ 9 đối tượng sinh vật gây hại như mối, mọt, sâu bệnh, vi sinh vật, khuẩn, đất đá, các loại kim loại nặng…
Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng đây là điều tất yếu và tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc hay bất kỳ thị trường nào khác cũng đều phải làm đúng quy định của nước đó. Nếu doanh nghiệp Việt không đáp ứng được chứng tỏ doanh nghiệp còn yếu kém.
Theo các chuyên gia, khi Trung Quốc siết yêu cầu đối với gạo Việt Nam, tự các doanh nghiệp Việt sẽ phải thay đổi cách làm của mình để đáp ứng yêu cầu của đối tác.