|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TPP 11 đang hướng tới 'một thỏa thuận' tại Đà Nẵng

20:45 | 02/11/2017
Chia sẻ
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiếp tục bàn luận để thu hẹp khác biệt nhằm hướng tới một thỏa thuận tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng.
tpp 11 dang huong toi mot thoa thuan tai da nang 'TPP không có Mỹ vẫn rất hấp dẫn'

Tại buổi họp báo về Tuần lễ cấp cao APEC 2017 hôm 2-11, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, trong khuôn khổ APEC, các cơ chế hợp tác và liên kết khu vực, bao gồm cả TPP đều được hình thành trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.

tpp 11 dang huong toi mot thoa thuan tai da nang
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại họp báo sáng 2-11.

Theo Thứ trưởng Sơn, đoàn đàm phán của 11 nước TPP đang nhóm họp ở Nhật Bản. Các bên đang nỗ lực thu hẹp khác biệt trong quan điểm để hướng tới hội nghị cấp bộ trưởng và hội nghị cấp cao của TPP tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra ở Đà Nẵng.

"Đối với Việt Nam, chúng tôi cũng đang cùng các nước thành viên thúc đẩy cơ chế hợp tác trong TPP. Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cùng các thành viên trong TPP để có kết quả tích cực nhất, đáp ứng được lợi ích của các thành viên", Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

TPP ban đầu là một hiệp định được ký kết vào ngày 4-2-2016 giữa 12 nước sau 5 năm đàm phàn với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận đầu tiên được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký từ năm 2005 và có hiệu lực ngày 28-5-2006. Sau đó thêm 5 nước đàm phán để gia nhập gồm Australia, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam. Nhật Bản và Mexico tán thành lời đề nghị tham gia hiệp định này vào năm 2010.

TPP 11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại sau khi Mỹ rút lui khỏi hiệp định này vào tháng 1-2017.

Huyền Chi - Thiện Nhân

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.