|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'TP HCM đang đi theo Manila, Jakarta trở thành những bãi đậu xe lớn, chứ không phải thủ đô hiện đại như Seoul, Thượng Hải'

11:39 | 13/03/2018
Chia sẻ
Theo TS. Huỳnh Thế Du, xuất phát điểm gần như ngang nhau nhưng Seoul (Hàn Quốc) và Thượng Hải (Trung Quốc) đã trở thành các thủ đô hiện đại, trong khi Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia) lại là những “bãi đậu xe lớn”, có lẽ TP HCM cũng đang dần đi theo con đường giống Manila và Jakarta.
tp hcm dang di theo manila jakarta tro thanh nhung bai dau xe lon chu khong phai thu do hien dai nhu seoul thuong hai Dự thảo Luật Quy hoạch: Cần tránh quy hoạch theo tư duy nhiệm kỳ
tp hcm dang di theo manila jakarta tro thanh nhung bai dau xe lon chu khong phai thu do hien dai nhu seoul thuong hai Hà Nội quy hoạch 5 khu nhà ở xã hội quy mô gần 300 ha
tp hcm dang di theo manila jakarta tro thanh nhung bai dau xe lon chu khong phai thu do hien dai nhu seoul thuong hai Hà Nội: Qui hoạch “bị băm nát” và cái giá phải trả

Tại buổi tọa đàm “Vai trò của các khu đô thị mới trong thị trường bất động sản và phát triển đô thị tại Châu Á” tổ chức mới đây tại Hà Nội, TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên và Giám đốc chương trình Thạc sỹ Chính sách công tại Đại học Fulbright cho rằng quốc gia nào cũng cần ít nhất một thành phố để cạnh tranh với các nước khác.

tp hcm dang di theo manila jakarta tro thanh nhung bai dau xe lon chu khong phai thu do hien dai nhu seoul thuong hai
Các khách mời tham dự buổi tọa đàm “Vai trò của các khu đô thị mới trong thị trường bất động sản và phát triển đô thị tại Châu Á”. (Ảnh: N.Lê)

“Xuất phát điểm gần như ngang nhau nhưng Seoul của Hàn Quốc và Thượng Hải của Trung Quốc lại đi theo một hướng khác, trở thành các thủ đô phát triển hiện đại bậc nhất trong khu vực. Trong khi đó, Manila của Philippines và Jakarta của Indonesia lại trở thành những “bãi đậu xe lớn”, và có lẽ TP HCM của Việt Nam cũng đang dần đi theo con đường này”, TS. Huỳnh Thế Du dự báo.

Cụ thể, Trung Quốc và Hàn Quốc lựa chọn hướng đi chủ đạo là xuất khẩu; còn Việt Nam cùng Philippines và Indonesia lại chọn chiến lược vừa xuất khẩu vừa thay thế nhập khẩu. TS. Du đánh giá đây là “chiến lược không nhất quán”.

“Đó là còn chưa kể tỷ lệ ngân sách được giữ lại của các thành phố này có sự khác biệt rất lớn. Seoul và Thượng Hải lần lượt giữ lại 11% và 21%; trong khi tỷ lệ tương tự của TP HCM, Jakarta và Manila chỉ có 8%, 5% và 3%. Chưa có quốc gia nào lại đi tập trung phát triển cho vùng nông thôn như Việt Nam, bởi quy luật là muốn phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì bắt buộc phải gắn với đô thị hóa”, vị giảng viên Đại học Fulbright phân tích thêm.

Ông cho rằng phát triển đô thị nén phải gắn với định hướng giao thông công cộng. Thị trường xây dựng và quy hoạch nói chung chắc chắn sẽ tồn tại những khuyết tật, vai trò sửa chữa những khuyết tật này thuộc về nhà nước.

Trong khi đó nói về vấn đề quy hoạch Hà Nội, TS. Hoàng Hữu Phê, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaconex R&D nêu ra hàng loạt nhầm lẫn về cấu trúc trật tự của đô thị.

“Chúng ta hay nói về các khu ổ chuột ở Hà Nội, nhưng thực tế tôi đi tìm mãi mới thấy có một khu ổ chuột thực sự. Chúng ta nói phải phủ kín quy hoạch, nhưng thực tế quy hoạch càng chi tiết càng khó chữa khi mắc sai lầm (dù tôi là người làm xây dựng sẽ được lợi từ việc này). Chúng ta còn có tâm lý sợ các khu “siêu đô thị”, trong khi Trung Quốc họ cũng có những khu “siêu đô thị” nhưng họ có sợ đâu – đây là một nỗi sợ vô lý, người càng đọc nhiều thì càng sợ”, TS. Hoàng Hữu Phê nói.

Một sai lầm khác về phát triển đô thị là Hà Nội được định hướng phát triển thành đô thị đơn tâm. Trong khi các nước phát triển thường đồng thời phát triển rất nhiều trung tâm ở thủ đô của họ thì Hà Nội gần như chỉ tập trung phát triển ở khu vực Hồ Gươm và một phần Hồ Tây. Và hàng loạt vấn đề khác được nêu ra như việc đền bù không thỏa đáng, quy hoạch bị băm nát, bỏ qua quy hoạch giao thông hay ảnh hưởng đến môi trường...

“Chúng ta không thể phát triển đô thị mà không có ý tưởng trước được. Hà Nội không có cảng biển, vì vậy thủ đô cần xác định phải dựa vào những ngành nghề không cần đến vận chuyển bằng đường biển, chỉ có thể phát triển các ngành gắn với đường hàng không mà thôi. Hiện nay không phải là thời đại các nền kinh tế “đấu” với nhau nữa mà là các thành phố phải “đấu” với nhau – Hà Nội phải đối đầu thế nào với những Con Minh, với Kuala Lumpur...”, Chủ tịch Vinaconex R&D nhấn mạnh.

N.Lê