|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TP. HCM dẫn đầu châu Á – Thái Bình Dương về triển vọng bất động sản 2018

07:57 | 22/12/2017
Chia sẻ
TP. HCM đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài vì mang lại lợi nhuận khá cao.
tp hcm dan dau chau a thai binh duong ve trien vong bat dong san 2018 Hành trình xâm nhập thị trường bất động sản TP HCM của Phát Đạt
tp hcm dan dau chau a thai binh duong ve trien vong bat dong san 2018 Bất động sản TP HCM, lợi thế từ quỹ đất rộng lớn

TP. HCM đã vượt lên đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Sydney về triển vọng phát triển bất động sản trong năm tới, theo đánh giá của công ty tư vấn và kiểm toán PwC trong báo cáo “Xu hướng mới ngành bất động sản châu Á - Thái Bình Dương 2018” vừa mới công bố.

tp hcm dan dau chau a thai binh duong ve trien vong bat dong san 2018
TP.HCM đứng đầu danh sách mua, bán hoặc nắm giữ bất động sản

TP. HCM cũng là đại diện duy nhất trong các thành phố mới nổi có tên trong Top 5 các thành phố châu Á – Thái Bình Dương xét về triển vọng đầu tư bất động sản trong năm 2018. Đứng đầu là Sydney, Melbourne, Singapore và Thượng Hải.

PwC xếp hạng tất cả các loại hình bất động sản, từ văn phòng, nhà ở, bán lẻ cho đến bất động sản công nghiệp của TP. HCM vào danh mục “Mua”.

PwC lý giải thứ hạng cao của thị trường bất động sản TP. HCM trong mắt nhà đầu tư là do họ đang tập trung tìm kiếm các cơ hội mới hấp dẫn hơn trong bối cảnh các thị trường khác đi vào ổn định.

Đặt cược vào giá bất động sản tăng

Theo nhận định của PwC, với nền kinh tế đang tăng trưởng giống như Trung Quốc những năm trước đây, Việt Nam đang thu hút dòng tiền tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong đó các nhà đầu tư lớn trong khu vực và ngày càng nhiều quỹ đầu tư tư nhân “đặt cược” rằng giá bất động sản Việt Nam sẽ bùng nổ giống như Trung Quốc đã từng trải qua.

Mặc dù thủ tục hành chính vẫn còn là vẫn là trở ngại đối với nhà đầu tư bất động sản nhưng PwC cho rằng hàng rào đang từng bước được dỡ bỏ và hiện nay thâm nhập thị trường Việt Nam còn dễ hơn cả những nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt ưa thích Việt Nam, trong đó họ tập trung vào mảng nhà ở. Thanh khoản và giá nhà đã tăng mạnh trong ba năm qua nhưng một thị trường dễ biến động như Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu đạt đỉnh.

Một nhà đầu tư tại TP. HCM cảnh báo: “Giá đất đã tăng rất, rất mạnh đến mức hầu như không có cơ hội kiếm lời. Và bạn hãy nhìn cách các nhà đầu tư đang nhận tiền đặt cọc mua căn hộ và dùng số tiền đó đi mua đất thay vì đầu tư xây dựng chính dự án của họ thì bạn có thể thấy được những hạn chế mang tính hệ thống và nếu như bán hàng chậm lại thì cả đoàn tàu sẽ dừng lại.”

Vì số lượng dự án đã đi vào hoạt động còn ít nên những nhà đầu tư muốn sở hữu bất động sản thương mại sẽ phải phát triển dự án từ đầu bằng cách thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước vốn đang khát vốn và công nghệ ngoại.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn có cơ hội mua lại các dự án đã hoàn thành do nhà đầu tư trong nước phát triển. Một nhà đầu tư cho biết, họ vừa mua một toà nhà văn phòng với tỷ lệ thu hồi vốn khoảng 7-8%/năm và một khối đế bán lẻ trong một khu phức hợp với tỷ lệ thu hồi vốn dưới 9%.

Tuy nhiên, PwC cho rằng dự báo tăng trưởng là một chuyện, lợi nhuận thực tế như thế nào lại là một câu chuyện khác.

tp hcm dan dau chau a thai binh duong ve trien vong bat dong san 2018
Triển vọng đầu tư và phát triển bất động sản TP. HCM năm 2018. Nguồn: PwC

Phân khúc nào cũng nóng

Bất động sản văn phòng tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của hầu hết các nhà đầu tư mặc dù có những dự báo cho rằng sự phát triển của thị trường văn phòng cho thuê trong khu vực đang có dấu hiệu chững lại.

Trong bối cảnh số lượng bất động sản văn phòng xây mới bổ sung cho nguồn cung sẵn có trong thời gian qua không đáng kể, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung tài sản cố định, TP. HCM đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư ngoại.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn cung bất động sản thương mại sẽ là một hấp lực lớn thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong xu hướng chuyển sang liên kết với các đối tác trong nước đầu tư vào phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà ở giá rẻ và tầm trung.

Đặc biệt, TP. HCM dẫn đầu ở phân khúc cho thuê và tăng trưởng giá trị, mặc dù quy mô thường tương đối nhỏ, trong đó đứng đầu danh sách dự báo của PwC cho phân khúc bán lẻ và khách sạn.

Theo đánh giá của CBRE, mặc dù mức độ chi tiêu của người Việt không có dấu hiệu giảm sút (tăng 11% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái), cả Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đều có dư nguồn cung bất động sản bán lẻ.

Tổng diện tích sàn của các khu mua sắm tại TP. HCM trong năm nay gấp đôi giai đoạn 2015-2016 và trong ba năm tới, dự báo hơn 500.000m2 sàn sẽ được cung cấp cho thị trường bất động sản bán lẻ tại TP. HCM.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng các thị trường bất động sản đang phát triển ở châu Á tiếp tục thu hút vốn đầu tư, dẫn đầu là Ấn Độ và Việt Nam.

Trong đó, Ấn Độ gây ấn tượng với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao và dài hạn, Việt Nam cũng có những kỳ vọng tương tự về tăng trưởng kinh tế kết hợp với cơ sở hạ tầng và quy mô cơ hội đầu tư lớn.

Trong những năm qua, chính phủ các nước trong khu vực đã đề ra nhiều biện pháp để kìm hãm mức tăng liên tục của giá bất động sản, gồm áp cơ chế thuế bán hàng nghiêm ngặt và các khoản thanh toán thế chấp cao hơn. Tuy nhiên về tổng thể thì những nỗ lực đó chưa mang lại hiệu quả cao bởi ở hầu hết các thị trường, giá bất động sản vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đặng Hoa