|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng giảm tuần (13 - 17/1): GAB tiếp tục nổi loạn, TCH tăng gần gấp đôi sau 3 tháng, sát ngưỡng 40.000 đồng/cp

08:04 | 20/01/2020
Chia sẻ
Tuần giao dịch (13 - 17/1), cổ phiếu TCH của giao dịch tích cực, đến sát ngưỡng 40.000 đồng/cp. Trong khi đó, hai mã LMH và VRC tiếp tục giảm giá mạnh nhất trên HOSE.

GAB tiếp tục tăng giá, TCH tăng gần gấp đôi sau 3 tháng

Tuần giao dịch (13 - 17/1), VN-Index vượt ngưỡng cản 970 điểm nhờ giao dịch tích cực của nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Không chỉ hỗ trợ chỉ số hồi phục trong 4 tuần qua, 3 cổ phiếu đứng đầu gồm VCB, BID, CTG trong tuần qua góp 9,5 điểm trong số 10,4 điểm tăng của VN-Index.

Mặc dù có sự cải thiện về điểm số nhưng xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế trên sàn HOSE. Cụ thể, sàn này ghi nhận 188 mã giảm giá, áp đảo so với 160 mã tăng giá và 35 mã đứng giá tham chiếu.

Top10 - Ảnh 1.

Nguồn: Hoàng Linh, HOSE

Cổ phiếu GAB của Công ty Cổ phần GAB dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá trên HOSE. Theo đó, mã này đã có 5 phiên tăng trần, giúp giá tăng 39,51% lên mức 31.600 đồng/cp.

Cổ phiếu CLG của Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC tăng giá 32,92% với 5 phiên tăng giá, trong đó có 4 phiên tăng trần. Sàn HOSE tuần qua cũng ghi nhận một số mã penny tăng giá mạnh như MHC (21,03%), HVX (17,43%), POM (13,09%) và VID (11,25%).

Top10 mã tăng giá mạnh nhất HOSE tuần qua còn chứng kiến việc một số cổ phiếu vốn hóa trung bình nổi sóng. Cụ thể, mã VIS của Thép Việt Ý tăng giá 16,94% lên 24.850 đồng/cp. 

Cổ phiếu TCH của Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy tiếp tục "phá đỉnh" và tăng giá lên mức 39.600 đồng/cp. Với chuỗi phiên giao dịch tích cực, cổ phiếu này tăng giá gần gấp đôi kể từ cuối tháng 10. Nhóm vốn hóa trung bình còn có một số mã khác tăng giá mạnh trong tuần qua như NAV, POM và PJT.

Chiều ngược lại, hai mã LMH và VRC tiếp tục lao dốc tuần qua. Đây cũng là hai mã giảm giá mạnh nhất trên HOSE tuần trước đó. Theo thống kê, cổ phiếu VRC có 17 phiên giảm sàn liên tiếp với lượng dư bán giá sàn hàng triệu đơn vị.

Các cổ phiều đầu cơ cũng giao dịch kém khởi sắc trong tuần qua sau chuỗi ngày tăng nóng như DLG, TSC. Mã ROS của Xây dựng FLC Faros giảm 17,7% tuần (13 - 17/1), lọt Top10 mã giảm giá mạnh nhất trên HOSE. Ngoài ra, nhóm giảm giá còn ghi nhận các mã khác như PGD, FDC, TNC, EMC và SC5.

TTZ dẫn đầu tỉ lệ tăng giá trên HNX tuần qua

Top10 - Ảnh 2.

Nguồn: Hoàng Linh, HNX

Trên HNX, cổ phiếu TTZ của dẫn đầu với tỉ lệ tăng giá 37,5% tuần (13 - 17/1) với 3 phiên tăng kịch trần cuối tuần. Các mã penny khác nằm trong Top10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX như TFC (34,04%), LUT (29,41%), SD2 (20%) và HKB (14,29%).

Cổ phiếu PPP của Dược phẩm Phong Phú đứng thứ ba về tỉ lệ tăng trên HNX với 29,71%. Hai mã vốn hóa trung bình khác cũng tăng giá trên 18% tuần giao dịch (13 - 17/1) là BTW, VTC và CSC.

Tại chiều giảm giá, mã LM7 của Lilama 7 dẫn đầu với việc mất giá 33,82% chỉ trong một tuần. Cổ phiếu này đã có 4 phiên giảm sàn liên tiếp. 

Với việc tiếp tục giảm giá trong 5 phiên tuần qua, cổ phiếu C69 giảm 19,12%, xuống còn 5.500 đồng/cp. Như vậy, mã này đang trên đường về "điểm xuất phát" sau khi tăng nóng lên vùng đỉnh trên 30.000 đồng/cp. 

Trường hợp khác cũng lao dốc mạnh sau khi leo lên vùng đỉnh là mã AMV của Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ. Tuần qua, mã này giảm 16,24% với 4 phiên giảm giá. 

Top10 mã giảm giá mạnh nhất trên HNX ghi nhận một số trường hợp khác như DNY, PBP, SGH, APP, SMT, HBS và BKC.

TNW tăng giá gần gấp đôi tuần qua

Top10 - Ảnh 3.

Nguồn: Hoàng Linh, HNX

Thị trường UPCoM ghi nhận trường hợp cổ phiếu TNW của Nước sạch Thái Nguyên tăng giá mạnh nhất. Với 5 phiên tăng giá, trong đó có 4 phiên tăng kịch trần, giá cổ phiếu này tăng gần gấp đôi chỉ trong một tuần. Tuy nhiên, thanh khoản èo uột chỉ với vài trăm đơn vị giao dịch mỗi phiên khiến mã này không thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Theo sau TNW, hai mã KHL và ATA tăng giá lần lượt 50% và 47,78%. Nhóm 10 cổ phiếu tăng giá mạnh trên UPCoM tuần vừa qua còn có các trường hợp khác như SCJ, DC1, KTL, H11, TVH, VDT và HD8.

Tại chiều giảm, cổ phiếu DAS của Máy - Thiết bị Dầu khí Đà Nẵng dẫn đầu với việc mất 44,93% giá trị. Hai mã EPC và NAW giảm 39,22% và 36,99%. Top10 mã giảm giá còn ghi nhận các mã V11, C12, ITS, SOV, ACV, DRG và TTG. Đây đều là những cổ phiếu giao dịch với thanh khoản rất thấp hoặc không có giao dịch. 

Hoàng Linh