|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 quốc gia chuyển đổi năng lượng hàng đầu thế giới đều ở châu Âu

06:55 | 16/03/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 14/3 tổng hợp dựa trên chỉ số của 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, top 10 quốc gia chuyển đổi năng lượng hàng đầu thế giới đều ở châu Âu.
top 10 quoc gia chuyen doi nang luong hang dau the gioi deu o chau au Sắp khởi công dự án điện mặt trời trị giá gần 50 triệu USD tại Gia Lai
top 10 quoc gia chuyen doi nang luong hang dau the gioi deu o chau au Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo Việt Nam
top 10 quoc gia chuyen doi nang luong hang dau the gioi deu o chau au Trung Quốc muốn thay đổi luật chơi trên thị trường năng lượng toàn cầu?
top 10 quoc gia chuyen doi nang luong hang dau the gioi deu o chau au

Lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt trời. (Nguồn: GETTY IMAGES/TTXVN)

Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 14/3 cho biết Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ là 3 quốc gia hàng đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng.

Xếp liền sau 3 quốc gia đứng đầu về chỉ số chuyển đổi năng lượng này là Phần Lan và Đan Mạch. Toàn bộ 10 quốc gia đứng đầu danh sách này đều là các nước châu Âu.

Báo cáo được tổng hợp dựa trên các chỉ số của 114 quốc gia và phân loại trên cơ sở 2 yếu tố chính: tình trạng hiện tại của hệ thống năng lượng quốc gia và mức độ chuẩn bị để thích ứng với nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Báo cáo đã nhấn mạnh những bước phát triển đáng khích lệ, trong đó 80% các nước đã ghi nhận sự cải thiện hệ thống năng lượng. Trong so sánh ở tầm quốc tế, Thụy Sĩ đứng ở vị trí thứ 3, chỉ sau Thụy Điển và Na Uy.

Các quốc gia kém hiệu quả hơn là Vương quốc Anh (7), Pháp (9), Đức (16), Mỹ (25), Brazil (38), Nga (70), Trung Quốc (76) và Ấn Độ (thứ 78).

Theo WEF, hệ thống năng lượng của Thụy Sĩ được đánh giá tốt hàng đầu thế giới nhưng với các mục tiêu giảm phát thải, quốc gia này thực hiện kém hơn.

Trong số những yếu tố giúp thứ hạng của Thụy Sĩ đạt được mức cao, nghiên cứu của WEF đánh giá cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, tính khả dụng của công nghệ, chính sách trợ giá năng lượng, đầu tư vào hiệu quả năng lượng và chất lượng hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ.

Tại Thụy Sĩ, gần 2/3 điện năng được sản xuất bằng thủy điện và năng lượng tái tạo.

Năm ngoái, nước này đã thông qua Chiến lược Năng lượng 2050 trong đó có việc thúc đẩy năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, gió và sinh khối.